Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

DƯ LUẬN BÀI THƠ: PARIS MẦU RƯỢU CHÁT

Nhớ lại bài thơ này của mình đã từng bị ném đá, và cũng đã từng được cả iêu nữa.
Có một số người tò mò, hỏi rằng sao lại có Giọt nắng trần truồng, phản cảm thế.
Và mình đã trả lời như một bài viết vui, ngày ấy còn ở bên Blog yahoo 360 plus:
PARIS MẦU RƯỢU CHÁT
Những gợn sóng sông Seine
Lắc lư hoàng hôn màu rượu chát
Em đa tình
hay Paris đa tình?
Chiều quấn lên tháp Eiffel chiếc váy hời hời
Chiếc váy lơi lơi
Xéo tà huyết dụ
Bờ môi thắm đỏ
Em uống hết rồi
Em ngất ngây rồi
Em lả mềm rồi
Sao chỉ còn có thế
Ta ơi?
Giọt nắng trần truồng
Lõa lồ cung điện
Giọt nắng lạnh lùng
Trắng phơi vương miện
Giọt nắng trằn mình
Nhuốm tượng Quân vương
Chiều hè Paris
Loang mầu rượu chát
Đặng Hà My - Paris 25.04.2011
ĐỂ HIỂU RÕ THÊM VỀ BÀI PARIS MÀU RƯỢU CHÁT
HỎI;
'' Xem ra em rất thích váy nhi? Lần này váy chỉ "quấn" thôi chứ không "vén cao"nữa ! Còn nắng thì "trần truồng",cung điện thì" lõa lồ".Thủ đô hoa lệ Paris dưới con mắt "nhà thơ"xem ra cũng lạ đấy nhỉ?Tôi chưa đến Paris bao giờ nhưng cũng từng ngắm ánh bình minh , ánh hoàng hôn ,ánh nắng ban trưa ở một vài nước châu Âu cả trong thực tế cả trong phim ảnh thậm chí còn chụp ảnh mà không hình dung được thế nào là "giọt nắng trần truồng" . Cả con người và cả thiên nhiên đôi khi cũng có nhu cầu" khỏa thân" nhỉ? Nhưng giữa ban ngày ban mặt ở thủ đô hoa lệ phơi bày như thế phỏng có đẹp một cách sang trọng không nhỉ?
Cách đây hàng thập kỷ Hà Mặc Tử khi tả ánh trăng ông viết:"Ô kia bóng nguyệt trần truồng tắm/Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe"(Bẽn lẽn). Thật dễ hình dung và không có gì dung tục.Em có thể nói rõ thêm về cái "giọt nắng trần truồng"và cái" lõa lồ"của cung điện ở thủ đô hoa lệ Paris kia chăng?''
DIZIKIMI(thầy giáo)
-----
ĐHM TRẢ LỜI:
''Em rất thú vị khi được thầy hỏi những câu đại loại như thế.
Mặc dù em không phải là nhà bình luận, em chỉ là con buôn chính hiệu, he he, vì cuộc sống đâu chỉ có ngồi mà viết, còn phải lo kiếm chút gì đổ vào dạ dày nữa chứ.
Em, tin rằng trong cái số những người đàn ông họ nói yêu em, thì 99,999% nếu biết em vỡ nợ thì chắc gì ai đã nuôi em nổi một tuần? Vì thế, nên em nhìn sự việc có lẽ nó trần trụi quen rồi, có ngôn từ người ta bảo là thơ thì em lại bảo chả phải là thơ. Ví thử như có người bảo họ là thành viên hội nhà văn thì có kẻ lại bảo:“ cái diễn đàn hội NV có quái gì mà hay, nghệ thuật còn thua cái làng Plus của tụi mình“, hơ hơ.
Thôi thì ưỡn ẹo khúc dạo đầu một tí để vào cái chuyện thầy thắc mắc.
Mà em nói huỵch toẹt chứ em không có nửa kín nửa hở đâu nhé, khó chịu lắm thầy ạ.
"Trần truồng", "lõa thể" vốn là ngôn ngữ dùng để "công khai hóa những gì sâu kín" của con người, mà theo quan niệm nhân văn-mỹ học, đó là những cái đẹp trong mọi cái đẹp, nếu không muốn nói là đẹp nhất. Mà đã là cái đẹp, thì cần được công khai! Giọt nắng đẹp, cung điện đẹp, thì chúng cần được công khai, chứ sao không?
Em thích váy, bởi vì em là người phụ nữ thích mặc váy! Thế thôi.
Khoan, chưa nói đến cái sự viết, em cứ tạm gọi là bài thơ của em đi. Em kể chuyện này:
Mặc dù em đi Paris rất nhiều lần, nhưng có lẽ em cũng chả viết thơ bao giờ, lần này rửng mỡ nên em mới viết vài bài gọi là vì xúc cảm nhất thời.
Hôm ấy là ngày 23.04.2011. Trời nắng đẹp tuyệt vời…Đang ngồi với cái Hoa ở cạnh sông Seine, nó mặc váy, tự dưng lúc ấy gió dưới sông thổi lên, tà váy nó bung ra…
Eo ơi, đùi con này trắng lóa! He he, tớ cười „đểu“, trong khi cái Hoa cúi xuống, ấp vội cái váy lại. Mấy chàng người Pháp đang ngồi hóng gió nhìn thấy, quay sang mỉm cười rất trìu mến. Cái Hoa đỏ mặt, vì nó chả... cố tình.
Cái đẹp của người con gái khi tự dưng bị tác động làm hớ hênh? Hay cố tình hớ hênh? Hay giả vờ hớ hênh? Theo tớ đều thấy đẹp, vì người ta là Phái đẹp.
Phái Đẹp, nghĩa là đang ngồi gù lưng thế này, hễ mà thấy bóng „tóc ngắn“ đi qua, thế nào cũng ưỡn ngay người dậy.
Phái Đẹp; có nghĩa là, không chỉ tô vẽ bên ngoài, còn phải đẹp từ làn da, núm vú, bàn tay và cặp đùi.
Phái đẹp, là mở bung ra, là nhìn thấy! Là không che đậy nguyên bản gốc của mình.
Phái đẹp, có nghĩa là đẹp cả từ chiếc áo coocxe hay chiếc quần lót mềm mại ôm trên cơ thể nõn nà.
Phái đẹp, có nghĩa là…nhiều lắm.
Nhưng cái vụ bung tà váy của cái Hoa lại làm tớ thích thú.
Đỏ mặt vì mấy chàng người Pháp đa tình kia, nó quay sang nói với tớ: „Gió vừa làm tình với tao mày ạ!“
Ối giời ơi, nghe câu này tớ thấy sướng điên, he he, con này điên nên phải mượn gió làm tình.
Nó lại tiếp: -“có khi ôm cả thằng đàn ông qua đêm trong tay cũng không có cảm giác sung sướng được gió mơn man chạm vào mình, rồi cảm giác khi mấy chàng trai nhìn trìu mến chả sướng gấp tỉ lần cái loại nó hậm hụi xong rồi lăn quay ra gáy!“ Tớ lắc đầu, cái vụ „ngáy nghiếc“ là tớ chịu.
Một lát, đi gặp chị Kim Hạnh (chị cũng vừa sang chơi được 1 tuần). Mấy chị em đang lang thang trong khu vườn (cung điện ngày xưa của vua Napoleon).
Cậu T, bác sĩ mổ tim đang du học tại Pháp đi cùng. Thoạt bắt tay, tớ đã dò: - này, bác sĩ mổ gì mà tay mềm thế? bạn này chắc cũng rồmantic lắm đây!
Bạn ấy bảo, bạn ấy mổ tim cũng như người ta bắt tay vào một công cuộc oánh tiết canh lòng lợn ấy! hãi quá.
Rồi hắn đi mua kem, đang ăn, hắn bảo: Ra đây chụp! Tớ nhìn theo tay hắn, hắn bảo chụp ở đây mới ấn tượng. Thế là hai chị em đứng dưới bức tượng đá trắng, một phụ nữ khỏa thân, chả che chắn gì, nghĩ bụng: "Thế mà cũng gọi là hoa lệ, ít ra thì cũng cho cái lá nho vào chứ."
Hai chị em ngước lên, bà ta thì cao vòi vọi, cúi xuống nhìn 2 chị em, lại còn hướng cả cái chỗ „lồ lộ khuôn vàng dưới đáy khe“ của cụ Hàn chĩa vào cốc kem của chúng tớ, thế mà cũng bảo paris„ soang trọng“!
Như các cụ ngày xưa là chửi đấy, cái đồ lõa lồ, mang cả cái của nợ bày ra khắp chốn, không những giữa thanh thiên bạch nhật mà lại cả đêm nữa, tượng đá thì cứ trơ ra, hiểu đếch gì, lại còn đứng trên cao hơn mình mấy cái đầu, vô tư ngó xuống!
Chậc, hồi xưa các cụ còn chả dám kéo váy trên dây phơi cho vợ, toàn lấy sào mà kều. Ấy vậy mà cứ sòn sòn hàng chục đứa trẻ oa oa ra đời, chả hiểu ngày đó các cụ thụ thai lưỡng tính hay làm kiểu gì không biết? Khó hỉu?
Rồi thì các cụ bây giờ, có cụ chơi Blog, „mổ“ Blog ra, thấy toàn ảnh các em xinh tươi lộ hàng, Sex + nuy %, các cụ bảo đó là copp từ mạng mang về nhà, chắc để cho thiên hạ ngắm, chứ cụ ngắm đếch gì, kính của cụ chỉ để đọc báo nhân dân và báo lao động thôi. Xem cái của ấy nó bửn kính! He he…
Bộ ba chúng tớ lại đến khu khác, những đền đài và đặc biệt rất nhiều tượng khỏa thân, nam nữ đủ cả, các kiểu các thế, tượng thằng cu đứng đái, có vẻ nhẹ nhàng nhất, mọi người lấy tay hứng nước chảy từ vòi „vô tính“ của cậu ấp vào mặt. Tớ nghĩ, có lẽ cho vài cái tượng làm tình như bên Thái Lan hay Campốt, nguyên đai nguyên kiện bộ hạ hay gì gì thêm vào đây khéo lại hay, nhưng không phải, vì mỗi nước có một văn hoá và phong thái riêng. Ngay cả ý nghĩ của tớ cũng là hàm hồ, vì tớ đếch hiểu về nghệ thuật hay thơ văn chăng?
Hôm nọ ghé qua nhà một người bạn, thấy cũng đang cãi nhau như mổ bò.
Thơ, thế nào là „dâm“? thế nào là „tục“? Các ông nhìn tượng hay tranh nuy là các ông lại nghĩ ngay đến cái sự bậy bạ thì nó bậy, mà các ông nghĩ nó là đẹp và thanh khiết thì các ông thấy đẹp, thấy nó hiện sinh.
Cuối cùng chả ai „trả nhời“ được. Lại bẩu: - Đôi khi người ta phải nhân cách hoá cho đồ vật bay hay chuyển động, thì nó mới là thơ. Nếu làm thơ mà cứ nghĩ rằng: trái đất, hoa lá, vũ trụ chẳng qua sinh ra từ cái lỗ đen ngòm sau vụ nổ Bing Bang thì cần quái gì mà phải làm thơ.
Thơ, còn lâu thiên hạ mới tìm được nổi cho mình một câu thơ thực sự đấy, nếu không nhào nặn, không nhân cách hoá, thậm chí gọi trần trụi là „bốc phét“.
Cái tai, sinh ra cũng để nghe một số lời nói thật và rất nhiều điều nói dối.
Thằng bạn tớ lúc nghe điện thọai, vợ hỏi đang ở đâu, nó bảo đang ở trong khách sạn với gái, thế là vợ nó hềnh hệch cười, nghĩ là chồng mình nói đùa.
Mà rõ ràng lúc ấy nó đang ôm một ẻm trong khách sạn thật.
Có lần, vợ nó bị vỡ kế hoạch, vợ nó kêu ầm lên bắt đi giải quyết, nó tâm sự với tớ:
- "con mụ nhà tao ngu quá mày ạ, nó để tao tính chu kỳ kinh nguyệt.. Loanh quanh thế nào, tao tính lộn vào chu kỳ của con bồ…"
Hơ hớ, thế mới nói, đấy!!! Trên cái thế gian này, chả có cái gì là chuẩn mực trăm phần trăm cả, người hay thơ cũng thế, mà văn thì cũng vậy.
Hôm lũ ca sĩ sang Đức, chúng bảo tớ dẫn đi Shopping trung tâm. Đi qua cửa hàng bán đồ Sex, tớ chỉ: Các vị có ngó tí không? +Gật! Dẫn vào:
- Eo ơi, cái gì thế? Thế cái ấy để làm gì? Eo ơi, mầu gì mà đen xì, to thế? khiếp, hãi quá! Mà chả biết làm thế nào, để làm gì í nhớ?
Gớm, có chị che mặt, nhưng miệng thì cứ lắp bắp hỏi.
Tớ biết thừa lúc ấy trái tim đập rộn ràng xốn xang lắm, tiếc là tớ chưa có thì giờ viết, chứ không tớ làm một bài bóc mẽ ngay cái sự Sex trong Sex í chứ.
Đáng iêu nhất là mắt lại tròn vo, miệng ỏn ẻn:
-To thế kia cho vào thế nào được. Nghĩ bụng: ngây thơ, ngây dại, làm trò, tạo hoá sinh ra cái của ấy, nó co được thì cũng giãn được, to đếch gì, cả một đứa trẻ nó thò đầu ra còn được, có thấy ai chết quái đâu. Ui chao, mà nghe cái giọng hỏi như hụt hơi là tớ biết cũng khoái mê tơi ra rồi, đồ Giẹc chính hiệu đấy!
Một em bảo:
-Em còn con gái!
Thằng kia chọc luôn:
-Thôi đi má, chắc má nói má còn trinh chứ gì? Xin lỗi, cách đây cả thế kỷ nghe còn được, chứ bây giờ “đồng xu trinh” của các má nó bằng cái tờ 50 ngàn đồng ấy! Tuổi đời các má 20, mà tuổi cái ấy khéo đến 90 ấy chả chừng.
Tớ giơ tay ra hiệu dàn hòa. Rồi bảo:
- Thôi, hãi thì đi mua quần áo.
Ra, dẫn đi cửa hàng khác. Thấy vài đứa tách khỏi, bảo tí nữa về sau.
Thế mà lát sau tớ vòng về, vô tình đi qua cửa hàng “eo ơi khiếp nhở” ấy, thấy nguyên cái đứa ấy đang xách cả gói to đùng từ cửa hàng í bước ra, tớ kinh nghiệm rồi, chúng bảo, đồ Đức xịn hơn đồ Tầu, lại mất công bay nửa vòng trái đất nữa. Nên tớ cũng bấm bụng quay đi chỗ khác, vờ như không nhìn thấy.
Hơ hơ, thế đấy có phải là nghệ thuật không nhở?
Chả lẽ lại chạy thẳng đến chỉ mặt, bảo: sao mày nói mày còn trinh?
Vòng từ cái nghệ thuật này đến nghệ thuật khác, lại cụ Thỉnh còn chơi: “Có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu“, vắt thế đếch nào được, thế mà lão vắt và lão là CTHNVVNam đấy.
Còn cái loại tớ có lõa, lòa hay nhòa thì cũng thế mà thôi, chả ảnh hưởng gì vì có ai dám đăng quái đâu mà lo.
Làm thơ, phải dám viết, chứ không được gò mình lại, nếu đã gò cương rồi, có nghĩa là bị sức ép, thì viết làm chi. He… Rồi thì nắng rơi, nắng rụng…Nắng chia nửa bãi…Hơ hơ, thì tại sao nắng không „trần truồng” hay “lõa lồ” như những pho tượng khỏa thân tuyệt tác kia? Ai bảo là không sang trọng? Ai bảo là không thơ? Còn tớ thì thớ khoái. Khoái như cái vụ lũ ca sĩ vào cửa hàng Sex mà cứ hỏi hụt cả hơi đi ấy.
Người ta bảo Paris hoa lệ và sang trọng, còn tớ thì thấy nó cũng chỉ là Paris, có trần truồng hay lõa lồ cởi phơi ra trước mặt tớ, kể cả tượng Quân vương thì cũng vẫn mầu rượu chát trong tớ thôi. Còn tại sao chát thì cho tớ giữ lại ý niệm riêng trong lòng, đó là những cái mà chỉ bằng ngôn ngữ để cho ai đó đọc, rung cảm và hiểu được tận cùng sự sâu thẳm của tâm hồn, đồng cảm với tớ mà thôi.
Có bà nhà thơ còn cho cả „kinh nguyệt“ với „tinh trùng“ vào thơ mà còn được vỗ tay, tớ chưa đến nỗi thế, he he, có lẽ vẫn còn ý tứ chăng? Quả này mà không ý tứ có lẽ cái Hoa nó tốc cả váy rễu rệu đi bên bờ sông Seine cũng nên.
À, mùa hè bên Tây phương nhiều người mặc bikini ra vệ cỏ nằm phơi nắng, nhưng kiên quyết họ không mặc đồ ngủ ra đường, dù nó có kín cỡ nào. Họ quan niệm mặc đồ ngủ ra đường là mất lịch sự, mặc Bikini là hoàn toàn bình thường.
Rồi thì thằng bạn tớ, nó bảo:“ tao nhìn vợ tao đẻ mà 3 tháng tao đếch dám ăn thịt bò.“
Thế mà thằng người Tây phương lại bảo:“ có gì đâu, tao thấy cái ấy của phụ nữ quả là tuyệt đẹp, quả là vĩ đại, vì họ đẻ ra đàn ông!!!“
Vậy thì thế nào là thuần phong mỹ tục đây???
Ha ha, thôi, tớ còn phải cày nữa, hình như trong tớ có tiếng gõ, gõ thật khẽ...Hình như dạ dày biểu tình! Mà cũng ý tứ phết, chứ không quát lên: Chúng mày cứ lo viết với chả lách, rồi thì lấy giấy đổ vào mồm à?''
Đặng Hà My.

Bài nhiều người xem