Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Herbst 09.2013, vui một tí

 
 
laisac Sep 26, 2013 3:27 AM
Em Giẹc cứ đưa hình
Mắt liếc cứ đưa tình
Miệng cười như chào đón
Lòng Nẫu cứ… rung rinh
..............................
Nẫu có lỗi gì không Lão Cá


  • Cá Gỗ Cá Gỗ
    He he, có lỗi là làm lão Cá cũng rung rinh theo
  • Đặng Hà My Đặng Hà My
    Thôi đừng có rung rinh
    Người thì xa xa quá
    Dẫu anh có biện minh
    Đành nhìn chay thôi nhá
  • laisac laisac
    Sao không để anh rung rinh
    Khi lòng anh đã thật tình?
    Nhìn... chay, mắt anh ...lòi xỉ
    Ước tay dài, anh ôm eo xinh
    ..................................
    Ai cũng rung rinh , phải không Lão Cá?
  • Đặng Hà My Đặng Hà My
    Dạ, em biết anh thật tình
    Tay dài thì ừ, cứ... ấy
    Hay anh đi vòng qủa đất
    Chân cứng đá sẽ rung rinh
  • Cá Gỗ Cá Gỗ
    Lão tuy cũng làm thinh
    Nhưng kỳ thực trong lòng
    Cũng ngắc ngoải rung rinh
    Oằn cả cái lưng còng
  • Đặng Hà My Đặng Hà My
    Lưng còng thì nằm nong
    Lưng cong thì chớ quắp
    Úp thìa vửa một cặp
    Ấp hai cái cong cong
  • laisac laisac
    Up hai cái cong cong
    Nó nhô lên là hỏng!
    Úp hai cái cong cong
    Nó nhấp vào… thì xong
  • Đặng Hà My Đặng Hà My
    Thế nào gọi là xong
    Một đêm mấy canh chày
    Mới ba phần còn bảy
    Kẻo xôi hỏng bỏng không

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Thơ họa ảnh , không đề



Con gà ăn vào ban ngày
Con hươu ăn vào đêm trăng
Người đi săn ăn vào lúc hoàng hôn
Chúng ta yêu nhau lúc nào

 

Chiều tơi bời

Em đón từng đốm nắng

Còn hạt nào dâng lên mắt chơi vơi

Người ấy cũ

Trăm năm tình cũng nhạt

Em một ngày

Men rượu có nồng cay
                                                đHMy Germany 23,09.2013

 

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Nỗi nhớ. Thơ: đặng Hà My

Nỗi nhớ
đặng Hà My
---
Từ từ đã, bóng đêm
Hôm nay tôi cần người tình
Gót chân tôi nhỏ xinh...
Không thể nào mang hài vạn dặm

Con cừu mắt nhìn đăm đắm
Cánh cửa tô xanh
Mùa thu bỏ ngỏ

Từ từ đã
Cho tôi nhắn vào mây
Đường thanh tân dịu dàng lụa áo
Nụ hôn giấu trong mê ảo
Tôi ngồi hờn dỗi ngày xanh

Người yêu tôi mang khẩu súng săn
Con nai trong tôi ngã gục
Từ từ đã
Những viên đạn lép của thiên hạ
Đừng để người yêu tôi tỉnh giấc
Anh ấy sẽ lại làm Thơ
.
Mùa thu Germany 21.09.2013
Xem thêm


Hình ảnh: Nỗi nhớ 
 đặng Hà My
---
Từ từ đã, bóng đêm
Hôm nay tôi cần người tình
Gót chân tôi nhỏ xinh
Không thể nào mang hài vạn dặm

Con cừu mắt nhìn đăm đắm
Cánh cửa tô xanh
Mùa thu bỏ ngỏ

Từ từ đã 
Cho tôi nhắn vào mây
Đường thanh tân dịu dàng lụa áo
Nụ hôn giấu trong mê ảo
Tôi ngồi hờn dỗi ngày xanh

Người yêu tôi mang khẩu súng săn
Con nai trong tôi ngã gục
Từ từ đã
Những viên đạn lép của thiên hạ
Đừng để người yêu tôi tỉnh giấc
Anh ấy sẽ lại làm Thơ
.
                                      Mùa thu Germany 21.09.2013

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

720 ngày bạn đã nói lời yêu



Bạn thân mến, 720 ngày bạn đã nói yêu tôi.

                                                           Đặng Hà My


Lấy lá cây Ahorn che ngang mặt…tôi đi vào tòa lâu đài cổ Cappenberg …


Đôi khi trò đời là lạ, có người cả quãng không biết chữ thủy chung là gì, bỗng dưng một ngày, có lẽ tại mùa thu vĩnh viễn chỉ để cho người ta yêu và làm thơ.

Tôi bắt đầu chung thủy, chung thủy với chữ viết, chung thủy với từng khái niệm và ý niệm làm người, bắt đầy ý thức được thế nào là tình yêu.

.

Bạn thân mến, cách đây 720 ngày…

Khi bạn nói yêu tôi, bạn có biết tôi bị tổn thương tới mức độ nào không? Và chắc chắn tôi sẽ mang mối thù dai đi suốt cuộc đời này.

Bạn biết không, tôi là kẻ cực kỳ keo kiệt trong Ái Tình, tôi luôn luôn giữ bo bo lấy và không bao giờ muốn chia sẻ cho bất cứ kẻ nào khác giới, vậy mà bạn đã đánh cắp thứ ấy của tôi một cách tỉnh bơ như người ta thản nhiên vạch áo nàng Monalisa xem sau tầng áo trễ cổ quả tim nàng đập theo phía đông hay tây vậy.

.

Thiên hạ đồ rằng, ái tình nằm trong chữ thủy chung. Tôi chả cần dẫn dụ những minh chứng về những nhà thơ, văn, triết lỗi lạc của thế giới viết về sự ấy.

Tôi chỉ cần biết rằng từ riêng tôi, tôi tự mình đọa đày thân xác bên sòng đời tuyệt vời trung thực, canh bạc không có bóng đồng tiền, những niềm tôi hạnh phúc đồng hành với những nỗi đau.

.

Lại nói đến tình, tiền.

 Không phải tôi không yêu tiền, tôi cũng phải nói thẳng với bạn rằng Tôi yêu Tiền hơn yêu Tình.

Dù có ai đó cười mỉa và thầm chửi con này bố láo thì tôi cũng phải viết hoa và ghi nghiêng hai chữ ấy rồi.


Bạn đã từng nói tôi có cặp mắt kiêu sa thơ ngây pha chút lãng mạn lẳng tình. Vậy mà bạn biết đấy, bạn chưa thấy lúc tôi nhìn đồng tiền ư, nó ngời ngời rạng rỡ hơn nhiều, nó là miên man rực lửa, là đam mê cháy, cháy đến tận cùng khánh kiệt và tôi cũng hứa với tất cả thế giới rằng tôi sẽ cực kỳ thủy chung với ánh mắt ấy.

.

720 ngày qua, tôi thực sự biết ơn bạn.

Bạn đã cho tôi hiểu thế nào là thủy chung, nhưng không phải vì lẽ đó mà tôi không có thêm những người bạn trai.

Tôi không nói về bạn, mà hình như một-nhiều thiên hạ bị mắc bệnh phù thũng ý nghĩ; luôn luôn trói buộc tôi bằng cách khi người đàn ông đi bên cạnh một phụ nữ có nghĩa là họ sẽ phải lên giường với nhau. Tôi và bạn đã hình như hơi may mắn thoát khỏi cái ràng buộc rất „đao“( down) ấy.

.

Có những bản nhạc được ra đời từ những bài thơ của tôi, tự dưng được khẳng định một cách êm đềm là, rằng: những tay nhạc sĩ ấy đều đã có gì với tôi thì mới thế chứ.

Tôi cũng đek thèm thanh minh, nếu tôi là đàn ông chắc chắn tôi sẽ chỉ dành quà cho những người phụ nữ  xấu, để khỏi bao giờ được nghe những lời hiềm khích trong bóng đêm bao la chẳng rõ mặt người và ngồn ngộn ẩn nấp từ những dâm phụ kia.

.

Có một lần, mẹ nuôi bên Đức của tôi được một người bạn trai dắt qua đường, cử chỉ rất là thân thiết, tôi đã ngoảnh mặt đi và không thèm nói chuyện với người đàn ông kia khi ông ta mắng vào mặt tôi; cháu là người có cái mặt xinh xắn nhưng đầu óc hẹp, tôi khóc…và ông ta bồi tiếp: bác dắt tay mẹ cháu qua đường cư xử quan tâm như sự nâng đỡ, tình người chứ không phải như cháu cứ gieo vào đầu mình về những điều trụy lạc như sex. Tôi chối, nhưng ông ta vẫn khẳng định rằng trong đầu óc hẹp của tôi chỉ toàn nghĩ đến sex.

Và cũng phải khá lâu sau đó, khi được minh chứng rằng mẹ nuôi tôi và ông ấy chỉ như những người bạn đúng nghĩa, thì tôi lại lạy van xin họ hãy là người tình của nhau.

Và họ đã không đáp ứng được cái ý niệm cầu toàn về sex của tôi, tôi thất bại, bởi vì họ mãi luôn là bạn bè.

.

Hôm qua, tôi đi vào một lâu đài của một vị vua cách đây 700 năm ở miền tây nước Đức, cách nơi tôi đang hiện hữu sống 10km.

Tôi đã đi qua những thảm lá vàng sậm quăn góc dưới chân, những bờ tường đá trăm năm dội về thì thầm đúng nghĩa lời của đá. Khu vườn thượng uyển yên tĩnh với những đóa hoa vàng mê mải và hồng bạch tươi mát, hình như vẫn nở từ vài thế kỷ trước.

Những chiếc xe ngựa ngất ngư chở đầy hoài niệm lọc cọc hiện về, trong hầm mộ có nơi yên nghỉ của vị vua mà họ đã tạc một hình phụ nữ rất đẹp trên nắp mộ bằng đá trắng. Tôi cũng thắp vào đó ngọn nến và nghe tiếng dạo nhạc của thánh đường ngay tại nơi ấy. Thật tâm linh mà không hề bí hiểm.

Vòng đời như thế, tiếng thở cũng vẫn vô tận tryền tụng cho thế hệ những điều tốt đẹp. Không có bóng của sự chết chóc như những người đang sống mà vẫn cứ gieo vào đầu nhau những cái chết sặc mùi khôn tưởng.

.

Tôi cũng nhận được một tin nhắn của một nhà văn khá nổi tiếng, ông khuyên tôi là nên tĩnh tâm viết cái gì đó thật nghiêm túc, đừng viết về tình yêu ba lăng nhăng thì những tùy bút của tôi còn hay hơn NT.

Tất nhiên, tôi chưa phải là người mất hết lý tính, nên tôi cũng chỉ xin cảm ơn dù được nghe những lời khen nếu có thái quá, cũng như những câu chuyện người đời đã từng dựng đứng dựng ngược cho tôi.

Tôi chẳng ngu hay khiêm tốn tới mức không biết mình là ai, hoặc tôi cũng chẳng ngốc tới mức nghĩ mình là nàng Kiều của cụ Nguyễn. Nhưng tôi cũng biết lúc nào thì nàng Thị Nở biết bung cái yếm che ngực ra, và lúc nào nàng Kiều mua vé khứ hồi về với Kim Trọng.

.

Tôi chẳng vì mục đích khi viết, có người bảo dạo này tôi cứ đắm đuối thằng mả bố nào, thơ văn đọc thấy cải lương bỏ mẹ.

Tôi cãi: Thế sao còn đọc, đọc lại còn chửi, hề hề.

.

Tôi chả biết việc dân, lại chẳng quen việc nước, thích làm xàm thế, với chính tôi đứng hay nằm cũng cứ nắm tay mình mà đi.

Đường nào không phong kín, đường nào không não nề, không có chàng họ Chí, bát cháo hành cứ ăn, mơ rừng kia cứ hái, cửa chùa đâu ăn năn.

Tôi chả ăn năn có lẽ vì chả biết ăn hối lộ, cũng như vì lòng người vô vàn rắc rối thâm độc trắc ẩn nên tôi trả thù bằng cách ăn lòng lợn, dù thi thoảng khi ở VN cũng bắt thằng bạn gửi cho vài chục triệu đi xe taxi.

 Lạy giời, tôi viết:

 Thấy mình yếm trễ nửa chừng, hoa vườn lẻ bạn lừng khừng thu tôi…

720 ngày, bạn đã và đang…

             Đói quá, đi ăn đã, lúc nào hứng viết tiếp.

                                               ĐHM nước Đức Cappenberg st.18.09.2013
---



Hauptgebäude des Schlosses CappenbergWasserturm in CappenbergAltes Pastorat Schloss CappenbergSchloss Cappenberg in SelmWeinstubeTorhäuser von Schloss Cappenberg





Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Tháng 9 của tôi, kỷ niệm...

Hôm nay là ngày biển khai sinh, gió khai sinh. Tình yêu đâu có phù phiếm, đâu phải gắng tìm, nó tự đến.
Nó có thể chui từ những góc độ của các căn nguyên giãn mạch để luồn vào tâm linh.
Vâng, thế đó, vậy là đã hai năm cho một bữa tiệc không bao giờ có trong thực đơn tục lụy.
Những mầm non xanh tươi luôn ươm mới trong ta, luồng sinh khí từ trong tuyết, từ trong lửa, từ trong những đêm trường quay quắt dệt thảm thành những dòng trong veo thành thật.
Tấm lụa đào uốn quanh thánh thể, trói buộc tận cùng đam mê...cảm ơn đời... những nụ hôn thắp lửa...để cháy bùng câu chuyện thưở ban đầu...

THƯ MÙA THU
Đặng Hà My

Để em viết thư tình lần nữa
Cho đêm thu trăng gió tìm nhau
Để em viết câu thơ thêm nữa
Để gọi mời những lúc xa xôi

Anh là vua từ xứ Ô môi
Vô vàn những nụ hôn thiếu đói...
Em Lọ Lem giữa ngày nắng đốt
Lật lá xanh che mấy khoang đồi

Đêm nhấp nháy ngàn sao đứng khấn
Lời nguyện lên thắp sáng tinh cầu
Bóng thuyền trôi trái đất xoay đầu
Mang về lại lòng thành ước cựu

Trong mấy vạn hình nhân thân hữu
Khe khắt chi vài bóng giai nhân
Trong ngàn đêm ôm mối tơ ưu
Lại xiết ghì mảnh tình xa lắc

Để em ngồi trong đêm hoang mạc
Rắc cát vàng lên tóc chị Hằng
Anh đứng đó làm chi nơi đó
Sao lại che hết cả khuông trăng…

ĐHM, nước Đức 15.09.2013

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

TRI ÂM, kỷ niệm

Chỉ chừng ấy thôi, những dòng vết tôi yêu thích...
Sep 8, 2013 12:06 PMPublicPageviews 00






Nói với Hà My

Nguyệt Vũ


Ngày nào đó sâm cầm trở lại

Sen hồng tươi

mát rượi môi người

em quái quỷ và

em xinh đẹp

ai chạm vào

hét toáng:

Yêu tinh…!


Chẳng ai biết em thèm là phụ nữ

được nâng niu, khuê các, trang đài

chẳng ai biết em

cấu tim mình bật máu

lệ đắng trào trên mỗi vần thơ


Nửa thế giới là đàn ông?

không có bờ vai cho em dựa.

Em cố phải gồng mình

phải đáo để, chua ngoa.


Gót chân đẹp

bước vào chiều hoang lặng

Sâm cầm ơi, thương đến nghẹn lòng!


Nó đấy. Nó đáo để, thông minh, xinh đẹp và nó tài hoa. Nó là những gìđối lập với NV nhưng chưa bao giờ NV ghen tỵ với nó mà ngược lại ...Ngày nó vềnước kẻ đón người đưa, NV mặc kệ. Trước khi đi nó bảo:

- Chị ở đâu?

- Chị đang ở báo VN.

- Chị ở yên đó, em sẽ đến

Một lát sau nó đến mọi người ghé tai NV nói nhỏ:

- Hà Mi xinh thế nhưng trông rõ điêu!

NV chả cãi mà cãi cũng chả có cửa


. Nó ngồi vớ chuối và củ từ của người ta để trên bàn chén như ...chưa bao giờ được ăn ấy


. Choáng.com

Tiện thể đưa nó sang toà soạn báo QĐND lấy nhuận bút thơ của nó. Nó tiêu tiền ơ mà cầm mấy trăm bạc nhuận bút cười như con ...dở hơi



Ra ngoài nó ôm mình và bảo:

- Em không ôm chị một cái em đek đi được

- Cô mình rõ vẽ...

Tự nhiên thấy thương nó thân gái dặm trường. Tài đấy sắc đấy, điêu toađấy mà sao yếu đuối và nhỏ nhoi. Nó có cả ngàn đàn ông vây quanh, tiền bạc nhà cửa sao phải thương chứ? Hâm à...


Có lần mình bảo chị Hạnh:

- Trút bỏ tất cả những hào quang xung quang nó, em chỉ thấy nó trơ trụi là một đứa em. Nó thèm tình yêu của chính mình thì thật lạ...

NV thì đơn giản hơn nhiều nhưng vẫn luôn thấy có đủ những gì mà mình muốn...hình như mình muốn hơi ít thì phải.

---


Đặng Hà Mi- người Đàn Bà gieo quẻ gọi Phố Nâu

Blogger Nồng nàn Phố


Hà Nội- mảnh đất để lại dấu ấn khó phai cho bất kì ai chôn nhau cắt rốnở đấy hay chỉ một lần đặt chân tới, và cả những ai chưa từng chạm tay vào dòng Hồ Tây thơ mộng… Nhưng sâu sắc, ngọt ngào, mê đắm nhất vẫn là nỗi nhớ của những người con được sinh ra ở Hà Nội nhưng phải đi xa. Cái nhớ vẹn tròn, cái nhớnồng nàn ấy được Đặng Hà Mi- một người con gắn tuổi thơ đầu đời với tiếng Sâm Cầm, với hương sữa nồng, với Hồ Tây Tháp Rùa… thổi vào bài Hà nội trong em một cách tình nhất, một cách chân chất, nồng hậu nhất.

Có không ít người con đất Việt dành bút lực, tâm hồn viết về Hà Nội. Ai cũng say đắm, nồng nàn như Hà Nội thân thiện, hiền hòa. Đó là cái da diết rất riêng của Bùi Sim Sim:

Đêm Hà Nội thơm nghẹn lòng hoa sữa

Ngôi sao em ngân ngấn khóc chân trời

….

Hà Nội bồng bềnh trôi theo heo may

Ánh trăng nhắc về một thời mê đắm

(Đêm Hà Nội nhớ)

Đối với nàng thơ Sim Sim, Hà Nội “nghẹn lòng” người bởi hoa sữa trắng ngần, tinh khôi, thoang thoảng trong gió heo may, với trăng sao… quyện bền với nỗi nhớ người yêu. Còn Trần Mạnh Hảo lại biến tình yêu thủ đô trở thành hànhđộng, thi sĩ muốn một lần táo bạo, mạnh tàn để “Tôi muốn mang hồ Gươm đi trúđông ...” để chẳng bao giờ phải nhớ,phải trằn trọc. băn khoăn:

Tôi muốn mang hồ Gươm đi trú đông

Nhưng làm sao mang nổi được sông Hồng...

Làm sao gói nổi heo may rét...

Thôi đành để hồ cho gió bấc trông....

(Tôi muốn mang Hồ Gươm đi)

Nhưng rồi nhà thơ nhận ra, không thể mang Hà Nội- Hồ Gươm đi bởi chẳng nơi đâu đủ sức “dung chứa” cái đẹp tuyệt diệu ấy!

Hay nhưtrong Có phải em mùa thu Hà Nội của Tô Như Châu thì Hà Nội rất riêng bởi được phả vào đó cái thu nồng nàn với lá vàng và tình yêu say đắm người em gái Hà Thành:

Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn.

Có phải em là mùa thu Hà Nội.

Ngày sang thu anh lót lá em nằm,

Bên trời xa sương gió bay

(Có phải em mùa thu Hà Nội)

Để rồi sau đó, những vẫn thơ nồng ấm heo may ấy đã được nhạc sĩ Trần Quang Lập phổ nhạc làm cho thi từ hai lần thăng hoa.

Người viết về Hà Nội nhiều tới độ chỉcần nhắc tới đấy thôi ta đã cảmđược rằng ai ai cũng có thể đặt bút viết về mảnhđất thân thương, trìu mến này. Nhưng viết hay về Thủ Đô thì vẫn hiếm lắm. Và đọc Hà Nội trong em của Đặng Hà Mi, tôi xin được xếp bài thơ nhỏ ấy vào những trang thơ viết về Hà Nội đẹp, nồng nàn, say đắm nhất!

Được ưu ái quá chăng khi “Hà Nội trong em” được sáng tác bởi một thi sĩsinh ra và lớn lên ở Thủ Đô,lại cộng hưởng thêm cái nhớ nhung của kẻ đi xa xứ,Đặng Hà Mi đã làm ta bồi hồi nhớ, bồi hồi xúc động nhiều đến vậy? Tựa đềbài thơgom hết nội dung thơ vào trong đó. Đấy là cái nhìn về Hà Nội, nỗi nhớ vềHà Nội, những ấn tượng rất riêng về Hà Nội của nhân vật trữ tình “em”. Chỉ với đại từ“em” thôi, ta đã cảm thấy cái nhẹ nhàng của người con gái Hà Thành. Hà Nội trong cô gái thanh lịch hiện lên đẹp lạ:

Hà Nội trong em vẫn trong veo đến lạ

Viên ngọc trời vẫn lóng lánh bước chân

Dù rất hiếm tiếng sâm cầm thuở nọ

Trong thẳm sâu em vẫn rước thơ về


Dường như tất cả những nét thanh tú, nồng nàn của hoa sữa, hồ Gươm, ba sáu phố phường đều được nàng thơ gom vào chữ “trong veo” hết thảy. Câu thơ đầu là lời khẳng định cái vẹn tròn, long lanh những ấn tượng, kỉ niệm về Hà Nội của“em”. “Trong veo” thể hiện độ tinh túy, nhẹ nhàng mà vút cao, lắng đọng nhưng lan tỏanhư “viên ngọc trời” vậy. Nhà thơ cũng thấy ngạc nhiên, cũng mắt tròn“đến lạ” vì cái “trong veo” kia. Những câu thơ nhẹ nhàng, nhưng đẹp cả về ngôn từ lẫn nội dung. Hai tính từ “trong veo”, “lấp lánh” ngay ở hai câu thơ đầu đã lột tả hết bản chất lung linh, thanh thoát của thành phố ba sáu phố phường ấy. Vì vậy, chẳng cần có“tiếng sâm cầm” thưở xưa kia vẫn khiến “em” nhớ, yêu và“rước thơ về”. Nhắc đến Hà Nội, ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay tới bầy sâm cầm chao liệng trên nền trời bởi nó đã bay vút vào bao nhiêu ca khúc, tứ thơ:

“Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi

Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”

(Nhớmùa thu Hà Nội- Trịnh Công Sơn)

Nhưng chỉ với “em”thôi, thì chẳng cần đến “sâm cầm” vẫn có thể nghênh rước nàng thơ về. Thi sĩtrân quý lắm Hà Nội, nên khi làm thơ về mảnh đất này, nàng liên tưởng đến hànhđộng “rước” như đang nghênh đón một thứ quý giá, danh gia trở về. Nỗi lòng ấy cũng chẳng khác mấy với cái nhớ nhà của Huy Cận trong Tràng Giang “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Chỉ bốn câu thơ mở đầu nhẹ nhàng Đặng Hà Mi đã nói lên được tình yêu Hà Nội trong “thẳm sâu” trái tim mình. Nơi “thẳm sâu” nhất là nơi khó ai khuấyđộng, thay đổi nhất! Một Hà Nội thinh lặng nhưng vẫn cuộn xoáy những dư ba, lấp lánh, trong veo đến lạ thường!

Tiếp nối không gian một Hà Nội “trong veo”, nhà thơ lần lượt khắc họa những nét đẹp cụ thể vềcon người, về cảnh sắc.

Người Hà Nội nhữngđêm nằm nghiêng thở

Có tiếng nói lạ

Những tiếng cười lạ

Và biết bao điều ngọng nghịu

Lạ…


Người Hà Nội nhữngđêm quặn thắt

Thấy Tháp Rùa quăn

Hồ Tây cong

Dâm Đàm mù sương vạn cõi

Người Hà Nội được tác giả nhìn qua không gian đêm, khi mà sự hiện tồn của ánh sáng trở nên nhỏ nhất, cái nhạt nhòa, mơ ảo được đẩy lên cao nhất. Cái dịu dàng của những con người Thủ Đô nghe sao đẹp đến lạ. Đến dáng nằm cũng chênh chao, mê đắm “ đêm nằm nghiêng thở” thi vi lắm, nhẹ nhàng lắm nhưng cũng quẫy đạp vô cùng. Cái dáng nghiêng che nón lá của con gái Huế có y tựa như cái“nghiêng nằm thở” này không? Sự sống vẫn hiện tồn mãnh liệt qua cái dáng nghiêng nghiêng ấy, để rồi giữa đêm thanh mịch kia là vạn điều trăn trở, cháy khát:

Có tiếng nói lạ

Những tiếng cười lạ

Và biết bao điều ngọng nghịu

Lạ…

Tác giả phác họa cái khác, cái đặc biệt của đêm Hà Nội, của người Hà Nội qua từ “lạ”. Đó là nụcười, tiếng nói và cả những cái ngọng nghịu, ủ ấp không thốt nên lời giữa đêm!Đúng là đêm về kéo theo biết bao nhiêu “ngọng nghịu -lạ”. Đọc bấy nhiêu thôi, chỉ là những câu thơ điểm xuyết về sức sống, những cái“động” giữa đêm tĩnh của người Hà Nội cũng đủ làm lòng ta xao xuyến- cái xao xuyến rất tình. Dường nhưtác giả sợ rằng bấy nhiêu cái nói, cái cười, cái ngọng nghịu vẫn chưa đủ làm cho đêm Hà Nội có nét riêng nên Đặng Hà Mi phải cố “gài”vào mỗi dòng thơ tính từ “lạ” thì mới đủ sức cộng chứa hết thảy những quằn thức kia nổi. Chữ “lạ” ởcuối được nàng thơ ưu ái tách riêng ra thành một dòng biệt lập đã phần nào chứng tỏ điều đó, cộng thêm dấu ba chấm khiến cho cái “lạ” kia vẫn chưa dừng lại ở đó, vẫn tiếp diễn, kéo dài tràn ngập sang bất cứ đâu mà bút lực thi sĩ chạm tới…

Người Hà Nội nhữngđêm quặn thắt

Thấy Tháp Rùa quăn

Hồ Tây cong

Dâm Đàm mù sương vạn cõi

Nếu như ở những câu trên, Hà Nội hiện lên qua dáng “nghiêng thở” rất tình, nhẹ nhàng thì bốn câu thơ tiếp đan cài cái trở trăn, quặn thắt. Có lẽ nỗi nhớ sẽ chẳng tròn, ấn tượng sẽ chẳng đậm nét, câu thơ sẽ chòng chành nếu nhưchỉcó nhẹ nhàng, hiền hòa không thôi… Đặng Hà Mi đã gom tất cả cái thanh tú, cái chao nghiêng, cái khác lạ và cái “quặn thắt” vào đêm Hà Nội, thế nên đêm Thủ Đô mới đủ đầy đến thế. Những Tháp Rùa, Hồ Tây, Dâm Đàm được chiếu rọi bằng ánh mắt rất khác. Tháp Rùa vẫn là Tháp Rùa- niềm tự hào của đất nước được nàng thơ miêu tả bằng tính từ “quăn”, Hồ Tây liễu rũ nay lại “cong” đến lạ lùng, và cả DâmĐàm nay sương mù bao vạn cõi… Ba nét riêng nhất của Hà Nội được nhà thơvẽ lại và gom chung thành ba câu thơ liền kề, tạo cho sức tưởng tượng của độc giả có dịp hiển hiện. Dường như cái “quăn- cong- mù sương vạn cõi” hiện lên trước mắt ta không chỉ là “Tháp Rùa- Hồ Tây- Dâm Đàm” nữa mà nó trở thành một nàng thiếu nữ đang mải mê trước tạo hóa đẹp xinh. Nét “cong” đặc tả được vẻ đep của người phụ nữ. Có cả nét đẹp cong nghiêng, và cả nét đẹp mơ hồ, lung linh, rất mộng trong bấy nhiêu câu thơ… Và không cần phải ngóng chờ lâu, thi sĩ đã nhẹ nhàng dẫn người đọc đến với hình ảnh người đàn bà “tóc rối” đang đắm mình vào sắc“hoa trời” khiến rối bời tất thảy sự vật xung quanh nàng.

Đóa hoa trời em ghim lên tóc rối

Rối phố

Rối phường

Rối cả chiêm bao

Giữa không gian mộng mơ ấy, “đóa hoa” trở nên mơ hồ, lạ lẫm. Tác giảkhông đưa ra một loài hoa có tên nào cụ thể, chúng ta có quyền thắc mắc tại sao không là hồng, là huệ, là lan… mà lại chung đến thế “hoa trời”. Hay chỉ có “hoa trời”mới đủ sức thẩm chứa cái rối bời tóc, rối bời phố, rối bời phường và chiêm bao rối bời ấy! Hành động “ghim” kia mạnh bạo quá, sao không là cài, gài, đan…Có lẽ cũng chỉ có “ghim” mới đủ sức bền chặt, vương mắc lên tóc rối của em gái Hà Nội trong thơ Đặng Hà Mi. Đọc bốn câu thơ ấy, lòng ta cũng rối bời theo giấc chiêm bao… Tất thảy đang đồng điệu, hùa theo cánh hoa trời mà dăng mắc khắp phố, khắp phường và neo đậu ngay giấc chiêm bao. Cơn khó ngủ ấy để rồi lại “đêm nằm nghiêng thở” lần nữa. Bốn dòng thơ là bốn lần từ “rối” lặp lại, đọc lên nghe sao lòng ta cũng “rối”, cũng loạn nhịp, chênh chao theo. Cái hay, cái dưba làở đó?

Giấc chiêm bao chưa kịp bén chân thìđột nhiên Đặng Hà Mi quay quắt đòi phải có:

Bên dậu thưa

Có đàn kiến bậu đầy chân hăng mùi hắc ngải

Tiểu Mõ lồng ngồng hút cuống vú đêm

Ừ thì đêm mà, có ngoa ngoắt gì mà lại không có nổi một bờ dậu thưa, một đàn kiến, và cả Tiểu Mõ nữa… Ba câu thơrất gợi, rất tình khiến người đọc phải suy ngẫm, trăn trở. Sự thật dễ dàng cho ta kiếm tìm cái cảnh “chết người” ấy lắm chứ? Nhưng ở đây, thi sĩ không muốn khoanh tròn trong “mùi hắc ngải” ấy, mà xa hơn… là chút tình đêm Hà Nội, đêm mêđắm của người, của vạn vật! Hình ảnh “hút cuống vú đêm” hiện lên không phải bằng thi từ nữa mà bằng ngồn ngộn nét thực, rất thực. Nó cũng gần với cách nói của chị ở những bài thơ khác:

Huyền mị đêm mắt tím

Thăm thẳm Cổ Ngư gió tràn chớp khóe môi đầy


Cho em được hé cánh sen chiều trong trắng

Để ngọc ngà non nuốt mãi Tràng An

Vẫn là chất nữ đậm sâu trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh thơ. Cái ngọt ngào của cơ thể người đàn bà đan cài vào nét duyên dáng của thiên nhiên, tạo hóa khiến cho thi tứ vút cao, mà lại gợi sức tưởng tượng lạ kì. Thế nên đọc Hà Nội trong em của chị chúng ta không những thấy được nét đẹp của Hồ Tây, DâmĐàm… mà còn thấy sức uyển chuyển, mặn mòi, nồng nàn của những cơ thể sống giữa Hà Nội đẹp xinh ấy. Họ từng ngày từng giờ vẫn sống, vẫn “nghiêng thở”, vẫn quặn thắt”, vẫn“hút cuống vú đêm”… một cách nồng nhiệt, mê đắm nhất. Từ “cuống” thực tới mức chúng ta có thể phác họa lên trang giấy. Thế mới biết, chỉ có con người mới gom toàn vẻ đẹp của tạo hóa, chính họ bằng năng lượng sống đủ đầy mới gom nhặt tất thảy hoa mĩ trời đất vào mình. Con người và thiên nhiên Hà Nội trong mắt ngườiđàn bà làm thơ ấy là một, bền chặt… ngay cả những phút giây người nhất, tình nhất!

Và có lẽ, chưa đủ nếu nhắc đến người Hà Nội mà không đả động đến những trai thanh gái lịch- một phần tất yếu của mảnh đất kinh kì này:

Người "Hà Nội" tưng bừng bên giấy mới

Bút nghiên nào

Viết nổi một chữThanh

Bột mực nào Lịch lãm múa nét hoa

Trên thân Rồng ngàn năm chầu chín Phượng?

Nétđẹp ngàn năm văn hiến gắn với nghiên mực, thầy đồ, xin chữ… vẫn cònđó, chưa hềmai một. Để nàng thơ có dịp tung bút. Đặng Hà Mi miêu tả đã khéo, thì nay khen lại cực kì khéo. Cái Thanh Lịch kia dẫu ngàn vạn bút nghiên, giấy gió vẫn không thể nào viết “nổi” cho hết, cho kì sạch sành sanh. Thế mới thấu tận nét Thanh Lịch của trai gái Hà Thành lớn lao, to tát đến nhường nào. Chỉ có thể mơn trớn bên ngoài thế thôi, còn muốn viết “nổi” cho kì hết thì khó lắm, nhiều lắm, mênh mông lắm.Câu thơ cuối khổ bao gọn tất thảy nền văn hiến lâu đờiấy “ Trên thân Rồng ngàn năm chầu chin Phượng?” hào hung, kĩ vĩ.

Sen tím bầm trời

Cứ kiêu mùa bạch tạng

Có cánh nào đích thực gọi là Thơ?


Trời Hà Nội oằn những giấc mơ

Im lìm che miệng cười trong góc khuất

Hình ảnh đóa Sen giữa Hà Nội đẹp hơn, thơ hơn trong Hà Nội trong em. Sắc hồng của loài hoa thân thuộc ấy đậm tớiđộtác giả nâng tới mực “tím bầm trời”. Dường như ở đây, cái gì cũng khác, cũng riêng, hoa Sen cũng tím chẳng thấy hồng như thường. Nét “kiêu” sa của đóa hoa trước màu “bạch tạng” của mùa cũng chính là sức quyến rũ của Hà Thành. Gi ữa mùa nhạt màu ấy, sen kiêu sa khoe sắc, nên sắc hoa mới tím đến nhường ấy! Câu hỏi bỏ lửng quay quắt tìm câu trả lời, mà sao lặng thinh không gian quá. Đểrồi“im lìm che miệng cười trong góc khuất”… Nét duyên của “ai đó” làm ta nhớhoài khôn nguôi. Kín đáo, nhẹ nhàng và e lệ, câu thơ cuối toát lên vẻ đẹp rất riêng của phố Hà Nội, gái Hà Nội…Ba sáu phố phường nối nhau tít tắp, chỉ có những mái nhà, góc phố uốn quanh là tồn tại, hiện hữu mãi với thời gian, không gian. Nó dẫn bước bao nhiêu lượt người đi, người đứng ngóng, người ở lại… đểsau đó neo thành kỉ niệm:

Ừ…

Chân bước đi

Nổi chìm con đường 37

Mùa heo may cắn nát cánh lộc vừng

Mùa heo may cuốn lên khói hương chẳng nhớ gì phía Phái

Mùa heo may báo hiệu thu sang, với lá vàng “lót chỗ em nằm” và nó cũng nhẫn tâm “cắn nát cánh lộc vừng”, rồi cuộn khói để phố Bùi Xuân Phái ngồn ngộn,ẩn chìm trong khói hương. Mơ màng và nên thơlắm mùa thu Hà Nội. Phố Phái con phố thứ 37 ấy vẫn nằm trên những khung vải của họa sĩ Bùi Xuân Phái nó không dựng trên mặt đất mà dựng từ hồn của 36 phố phường. Giờ đây nó lại được Đặng Hà Mi đưa vào thơ với vẻ bang lãng, ẩn hiện, mơ màng khó tả

Lên đồng 36 hồn quay quắt

Xin một lần gieo quẻ

Gọi về

Nhập lại

Phố Cổ

Nâu…

Những câu thơ cuối được tác giả bẻ ra, ngắt ra thành những câu thơ ngắn hai từ, một từ… Thể hiện niềm mong mỏi lưu giữnhững nét di sản rất xưa, rất Hà Nội. Phố cổ hai năm, ba mươi năm có còn nữa hay không? Tiếng gọi “nhập lại” “phố cổ- nâu” ấy da diết khôn nguôi. Đó cũng là tiếng lòng của biết bao người con Hà Nội- sợ một ngày ba sáu phố phường chỉ còn lại trong tranh- “chẳng nhớgì phía Phái” là thế!

Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, không hạn định số câu trong mười khổ, không đồng đều số chữ ở mỗi câu khiến cho Hà Nội trong em cứ tự nhiên dội vào, chảy vào và xoáy vào lòng người đọc. Những dấu ba chấm, chấm hỏi tạo nên sức lay động tới độc giả. Bắt chúng ta phải nghĩsuy, ngẫm bàn mãi, bắt đầu óc, tâm hồn trở trăn theo từng dấu ấn về Hà Nội của nàng thơ Đặng Hà Mi. Bài thơ là tiếng lòng của một người con xứ kinh kì đang khắc khoải trước nét đẹp rất riêng của quê mẹ. Muốn lưu giữ, bảo tồn mãi mãi. Khổ thơ cuối là niềm mong mỏi rất nhân văn của nhà thơ trước sức bào mòn của thời gian, lòng người với những giá trị vật chất, tinh thần của phố cổ Hà Nội.

Đọc hết bài thơ, tâm hồn ta nhưu lắng lại để bắt đầu hoài niệm, nhớnhung … mảnhđất Hà Nội đẹp mê hồn, thanh lịch mê hồn, da diết đến mê hồn. Thầm cảm ơn tác giả đã “gieo quẻ gọi Phố Nâu” về bên tan gay giữa nhộn nhịp xe cộ,bon chen vật chất, xô lấn cuộc đời. Đặng Hà Mi đã lưu giữ những nét đẹp tinh khôi, văn hiến nhất của Hà Nội vào “thẳm sâu” trong “em”, trong ta, trong tất cả mọi người!


Blogger "nồng nàn phố"

-----


Blogger Cá Gỗ
Có truyện cổ tích về một vị vua ôm cả ngàn cung tần mỹ nữ trong tay nhưng cứ sau một đêm ân ái xong là chém. Liệu HM có bao giờ tự tin nghĩ mình như cô gái cuối cùng có tài thuyết phục vị vua khó tính và tàn ác kia chăng?

Mình được tặng một cuốn Nhiên sơ của nhà thơ Đặng Hà My, thực tình mà nói, mình không có năng khiếu thơ văn nên chỉ nhận để mà nhận thôi. Tình cờ có lần rỗi rãi lật mấy trang, chợt giật mình vì thấy toát lên một phong cách thơ mới lạ. Trong hầu hết các bài thơ, tác giả sử dụng ngôn từ, niêm luật theo một cách phóng túng, khoáng đạt, tứ thơ rất độc đáo, thực sự gây ấn tượng mạnh, có sức ám ảnh người đọc. Mình không rõ ĐHM đã trải lòng mình qua bao nhiêu trang viết, bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu đề tài, bao nhiêu thể loại tuy vậy để cảm nhận được cái cảm giác mới lạ trong cách viết của HM thì không dễ như đọc những tập thơ của các nhà thơ khác.

“ Chén ngọc không ướm đúng bờ môi người Quân tử. Em đập vỡ chén!

Mang vàng ngọc, châu báu em đổi lấy nỗi buồn đồng đen

Như nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo viết trong lời tựa bìa cuối tập thơ “Hình ảnh Hồ Tây cùng với cánh sen tơ luôn ám ảnh nhiều bài thơ của chị”, cái ám ảnh trải lòng đến mức "Tây Hồ sóng sánh trong huyền mị" trong thơ Hà My gợi cho ta một cảm giác tâm linh, liêu trai, phiêu diêu, mộng mị, có khi như chỉ tâm sự riêng tư với thánh thần…

“Tây Hồ sen vẫn mồ côi

Ngón son ngày cũ giờ thôi hái chiều

Phù Ngài nương chút phiêu diêu

Muộn nhang khói mỏng chỉ thêu cẩm hằng”

Thơ ĐHM có những cái nhìn khoáng đạt về con người về cuộc sống, cũng có thể có người cho rằng do chị sống ở trời Tây nên, cách nghĩ cách sống bị ảnh hưởng của văn hóa phương Tây chăng? Người Việt mình xưa nay vẫn bị ảnh hưởng và chi phối bởi văn hóa Á Đông. Tự cổ xưa, tới tận bây giờ, người đời vẫn định kiến nghiệt ngã với những phụ nữ, Tuy vậy trong thơ ĐHM ta thấy ở chị có cái nhìn rất thoáng đạt, không ràng buộc bởi các thuyết giáo và quan điểm phong kiến trong xã hội ngày xưa. Bao nhiêu kỳ vọng về thủy chung, sắt son, chờ đợi của người con gái được người con trai gói chặt trong "muối mặn, gừng cay" nhưng người con gái thì bùng lên mạnh mẽ không chấp nhận cái quan niệm cổ hủ truyền thống mang tính áp đặt đó để rồi "xé vỏ tình rao bán" (Đêm Thái giám).

ĐHM có cái nhìn bi hài đáng thương cho những con người mà theo mình hiểu là cố bằng mọi thứ để đạt được mục đích của mình nhưng đến lúc được hưởng thụ thì lại không còn cái cần để mà hưởng thụ, có cả vấn đề nhạy cảm của xã hội trong đó.

Ngần ngật một đêm Thái giám

Khóc ròng bên vú mỹ nhân

(Đêm Thái giám)

Trong tình yêu, thơ Hà My không thiên về đề tài tình yêu đôi lứa mất mát, dở dang, hoặc khi người ta không có được sự trọn vẹn trong tình cảm để nêu lên những hoài niệm đẹp vương vấn những nỗi buồn man mác, mà ta nhận thấy ở ĐHM khi yêu, một tình yêu mãnh liệt, cuồng say mà có thể có người sẽ cho rằng đó là sự dung tục hay nhục dục giản đơn. Mình nhớ có lần cũng đã đọc một bài bình của ĐHM viết cho một nhà thơ nữ, tác giả đã bày tỏ: "Tình yêu điểm đỉnh là từ giao lưu, gặp gỡ tâm hồn phát triển, dẫn tới sự gần gũi, tiếp xúc thân thể của đôi tình nhân, đó là nhục dục, để đạt tới tình yêu thăng hoa. Sẽ không có tình yêu hoàn chỉnh nếu chỉ có giao lưu, gặp gỡ tâm hồn mà không gần gũi, tiếp xúc thân thể - tình dục; và ngược lại nếu chỉ có gần gũi, tiếp xúc-tình dục mà không có sự giao lưu, gặp gỡ tâm hồn, thì đó chỉ là sự cưỡng bức, chiếm đoạt thân thể không hơn không kém, dù ở bất cứ hình thức nào. Sự đồng điệu của hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, không thể thiếu trong tình yêu."

“Bờ môi lần tìm bờ môi

vội vàng run rẩy

Trần trụi bản thể một loài sói hoang

ngửi thấy mùi thịt da trong

đói khát điên cuồng

Ôm ấp

Dại khờ

ấn loạn

Bừng bừng một mùa đầy ắp nhục tình”.

(Thảo miên)

Bỡn cợt cả chính những cuộc tình, có lẽ (mạo muội nghĩ)- đó chính là cảm xúc của tác giả đã từng nếm trải, có lẽ; chính chị đã chán chường và khinh miệt?

“ Lột lờ đệm cong thân xác

Oằn những sướng vui

Oằn những sự thật

Dập dình tiếng thở ngắn dài

Cặp mắt đa tình và nụ cười phóng đãng

Chảy lòng thòng …”

(Giường tình)

Với tình yêu mãnh liệt là vậy nhưng rốt cuộc rồi cũng chỉ vậy mà thôi, sau bao cuộc tình, sau bao nhiêu khuôn mặt người, nhân tình thế thái vẫn chỉ có thế, đằng sau những cuộc tình đó ta chợt thấy người con gái như chợt tỉnh cơn say, thảng thốt vì thất vọng "Sao chỉ có thế ta ơi". Kể cả Paris hoa lệ, được mệnh danh là kinh đô ánh sáng của thế giới, chị vẫn cảm thấy như không, có thể nói chị là người không bị choáng ngợp vì vẻ bên ngoài, chỉ với vài câu mượn cớ để diễn tả tâm trạng sâu kín mà vẫn không quên gắn hình ảnh "Bờ môi thắm đỏ" rất nữ tính và diễm lệ:

Bờ môi thắm đỏ

Em uống hết rồi

Em ngât ngây rồi

Em lả mềm rồi

Sao chỉ có thế ta ơi?”

(Paris màu rượu chát)

Không biết ngoài đời ĐHM có kiêu sa, khinh bạc đối với đàn ông hay không nhưng trong thơ của chị ta thấy toát lên một chất riêng không lẫn vào đâu mà đọc đến khiến ta cũng thấy chạnh lòng để "ngàn lần thảng thốt".

“Em lẻ một lần ngang qua

Anh có một ngàn lần để nhớ

Em chỉ lẻ một lần vô tình

Anh có cả một ngàn lần thảng thốt”.

(Ngàn lẻ một chuyện tình)

Có thể ĐHM yêu nhiều (he he mình đoán thế) nhưng phải chăng những người đàn ông đến với chị vẫn chưa để lại cho chị đủ một bờ vai tin cậy để cho chị có thể tựa trong suốt cuộc đời này.

Rồi bữa em về thu có lại

Phía trước con đường quá bập bềnh

Bao nhiêu là lá mà gió lẻ

Thổi giữa vô cùng với mông mênh

(Bao nhiêu là lá mà gió lẻ)

hay là

“Tròn ta từ độ cầm tay

Mà sao méo mãi đến ngày tận chung

Đất anh thiếu nửa trùng phùng

Trăng em thiếu nửa vô cùng vì nhau”

(Khuyết đầy)

HMy như muốn níu kéo chút ấm áp của mùa xuân, cái oi ả của mùa hè hay tiết se se, hắt hiu cuối thu vàng mà... "Đóng đông chìm trong đáy hồ tịch mịch. Chốt gió thu khỏi luẩn quẩn vấn vương” (Em sẽ). Có thể chị muốn giấu đi cây cầu mùa thu "để đông ơi thôi đừng đến", cho bờ vai người con gái thôi không còn run lên trong cái giá lạnh của những đêm đông, để ngăn lại nỗi buồn, nỗi cô đơn theo "gió xõa vai mềm" đang từng ngày lặng thầm len lỏi làm "Nghẹn dáng em nghiêng" (Sâm cầm viễn xứ).

Xin mượn lời bài Bến Hoàng Hoa mới nhất trên blog HMy để có thể cho rằng HMy như trong cõi tạm khói sương, trong những chuyến bay từ nước Đức về quê hương:

“Chén trà Bát Bảo ươm khói…

Khói bảo em về như mây

Mây ngỡ em về như khói

Chuyện buồn vui cứ chạy vào đêm „…(Bến Hoàng Hoa)

Rồi kết cục vẫn là rất nhân bản, rất đời, HM đã bộc bạch:

“Trong đời, đã ai có lần mơ ước…

Nhưng mơ chi làm kiếp Mỵ Châu bi lụy để ngàn năm lông ngỗng bay rạch nát trắng lệ trời?

Thèm chi khả ái Thúy Kiều để mấy trăm năm họ Từ phải chết đứng giữa sương gió thanh thiên?

Mà này… cũng đừng mộng ngai vàng hoàng tử rồi một đời phải lộn kiếp lột xác mấy lần hỡi Tấm ơi?„ ( Bến Hoàng Hoa)

Những bài thơ của ĐHM như một cô gái đẹp, kiêu sa lạ lẫm khiến cho bao lữ khách đa tình dù chỉ gặp một lần cũng rất đỗi đam mê.

Cá Gỗ


NGOA NGOẮT

Đặng Hà My

Bài đã đăng trên tạp chí Da màu

Vậy sao em

Dửng dưng chiều mưa gió

Bóp nghẹt đêm chuồi trượt ngón em lằn

Em liếc mắt

Cả dòng điêu ngoa ngoắt

Em khóc gì để cá sấu ăn năn

Vờn tay búp ru trăng ngà ngủ gật

Cuội ngồi lê kể lể bẫy chuột chim

Tàng đa rơi lá rụng thềm chất ngất

Lút đời anh; dan díu một đụn tình

Em vậy đấy

Có trời xanh dòm thấy

Che góc buồn để cười khẩy đọa sa

Em đánh chắt

Anh lăn theo vòng đất

Trượt xuống vai

Vỡ đôi quả bóng Người

Và như thế nhởn nhơ mùa thú tội

Bão tố qua, sấm chớp dọc chân lưng

Tàn cơn lốc

Tướp tơ tầng đá cuội

Bóng em ngồi

Vẫn cứ thế

Dửng dưng.

06.2012

Lang thang bên Tạp chí Da Màu, đọc Ngoa Ngoắt của Đặng Hà My, ngay từ ban đầu mình bị hút ngay vào mà không dứt ra được. Thực tình, mình chẳng biết làm thơ, trình độ thẩm thơ cũng rất kém, nhưng lại yêu thơ vì vậy mà thời gian qua đã đọc khá nhiều thơ của nữ sỹ họ Đặng này. Cảm nhận của mình khi đọc thơ ĐHM có một cảm giác rất mệt, mệt vì ngôn từ độc đáo, mệt vì lối hành văn có một không hai, mệt vì sự ẩn dụ sâu xa, đa tầng, đa nghĩa trong từng ngôn từ, trong từng khổ thơ, bài thơ mà chị viết. Mình nghĩ Đặng Hà My là một trong những nhà thơ có biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất thơ rất riêng cho mình. Đọc thơ Đặng Hà My mình cảm thấy như bị hụt hơi, đuối sức, cảm giác như ta đang bước trên một con đường ghập ghềnh đa cảm xúc, mà ngôn từ, vần điệu đưa như ta từ những cung bật tình cảm này đến những cung bậc tình cảm khác, để rồi cuối cùng vỡ òa như một dòng thác tuôn trào khiến cho ta không thể nào kìm giữ được.


Dửng dưng chiều mưa gió

Bóp nghẹt đêm chuồi trượt ngón em lằn

Em liếc mắt

Cả dòng điêu ngoa ngoắt

Em khóc gì để cá sấu ăn năn

Khổ thơ đầu bị bẻ gẫy thành 6 câu nhấm nhẵng, thoạt đầu cho làm cho ta liên tưởng đến một cái gì đó như chua cay, ngoa ngoắt nhưng sâu thẳm bên trong đó lại ẩn chứa, chuyển tải những thông điệp đầy tâm tư, giằng xé của tác giả “Bóp nghẹt đêm chuồi trượt ngón em lằn”, với cách sử dụng ngôn từ độc đáo này nữ sĩ đã thể hiện cái sự “ngoa ngắt’ mà trong đó chứa biết bao xao xuyến, khát khao. Cái biệt tài ở đây của nhà thơ là đã nối dài vô tận cho người đọc những cảm giác thật khó tả, đó là sự pha trộn, đan xen, hòa quyện rất nhiều cung bậc: hờ hững, dửng dưng, ngột ngạt đến nghẹt thở rồi chợt bùng lên bằng một cái liếc mắt sắc như dao câu để rồi chảy dài thành một dòng điêu ngoa ngắt. Những tưởng rằng trái tim của chị tưởng chừng như đã băng lạnh, hững hờ trước nhân tình thế thái, nhưng đằng sau đó ẩn chứa biết bao nỗi niềm. Con người ta ai cũng vậy thôi, trong suốt cuộc đời mình luôn luôn kiếm tìm hạnh phúc và cố tránh cho được những khổ đau. Bất kể họ bao nhiêu tuổi, bất kể địa vị giàu sang hay thấp hèn, bất kể màu da, ngôn ngữ và trên căn bản đó, họ hoàn toàn giống nhau. Nhưng để mưu cầu hạnh phúc, đâu đó trong cuộc sống thường nhật hàng ngày vẫn đầy rẫy những hành động giả tạo, không thật ngay với cả chính bản thân mình. Nếu chúng ta không từ bỏ thì nó sẽ bám theo ta suốt cuộc đời vậy. Đừng để những giọt nước mắt muộn màng nhỏ xuống khi chính chúng ta là tù nhân của những hình ảnh mà người khác muốn tạo dựng cho mình.

Vờn tay búp ru trăng ngà ngủ gật

Cuội ngồi lê kể lể bẫy chuột chim

Có lẽ Hà My là một trong những nhà thơ đã rất khéo léo sử dụng phép ẩn dụ trong việc tạo dựng hình ảnh qua câu chữ. Có thể nói không ngoa rằng trong thơ Đặng Hà My ít nhiều mang dấu ấn của cả 3 nữ thi sỹ Việt đã đi vào lịch sử văn học nước nhà. Đó là cái chất thơ pha chút lẳng lơ, hoặc giọng mỉa mai, chua chát nhưng lúc nào cũng chứa chan tình tự của bà chúa thơ Nôm-Hồ Xuân Hương. Đó là cái chất thơ trí tuệ, đẹp đến tinh tế và nhân văn của Đoàn Thị Điểm hay là cái chất thơ đậm đà lòng nhớ thương, là hơi thở đàn bà ấm áp, hay chỉ là cái suy tư thầm lắng của Bà Huyện Thanh Quan. Tuy nhiên, ở Đặng Hà My, cái khác biệt đó còn là một mô tuýp thơ mới, hiện đại, thông minh mà sâu xa trong từng câu chữ. Có lẽ những năm tháng đằng đẵng phải sống ở nước Đức, hoàn toàn xa cách những người thân thuộc vì muốn xa lánh mọi liên hệ tình cảm, xã hội, cũng phần nào ảnh hưởng đến phong cách thơ của chị.

Cái chất kiêu sa không thể lẫn vào đâu với một bàn tay búp đến nỗi trăng ngà cũng phải ngủ gật, một chú Cuội ngồi lê để kể lể về những câu chuyện chim chuột của mình. Tôi, bạn hay chúng ta ai người là Cuội?. Cái thói đời ngồi lê đôi mách, sự khoe khoang, khoác lác, lòng đố kỵ thấp hèn ... đã được tác giả lồng vào trong câu thơ như một tiếng thở dài đắng chát. Lòng ích kỷ vốn dĩ là một đặc tính mà con người dễ mắc. Lẽ thường, một khi yêu thích ai thì ta chung vui với thành công của họ, và ngược lại, tuy nhiên cũng có những trường hợp yêu nhau nhưng cũng mang lòng đố kỵ đó chính là cảm giác khó chịu và ghen ghét khi thấy người khác có thể hơn mình trong một lĩnh vực nào đó. Với tất cả mọi người, có lẽ tính cách ghen tuông và đố kỵ cũng làm cho chúng ta trở nên đau khổ, buồn bực. Ghen ghét đố kỵ người khác, nói chung là một điều vô lý, nhưng ghen ghét đố kỵ ngay trong cả tình yêu thì thật sự là một sự thấp hèn, tê tiện nhất. Mình biết có những người đã từng yêu tha thiết một ai đó nhưng rồi khi lòng yêu không được đáp lại thì ngay lập tức quay trở lại nói xấu hoặc bôi nhọ phẩm hạnh của người mà mình đã từng yêu tha thiết, mặc dù ở con người mà họ đã từng yêu kia chẳng có những đức tính xấu đó.

Tàng đa rơi lá rụng thềm chất ngất

Lút đời anh; dan díu một đụn tình

Hình như đây là cuộc gặp gỡ không bình thường, một mối nhân duyên như từ ngàn kiếp trước mà tạo hóa đã trớ trêu đùa giỡn. Có lẽ lúc đến được với nhau, người con gái đã có rất nhiều mối tình đi qua, nhiều như thể những tàng đa rụng rơi chất ngất. Nhưng đọng lại đằng sau những cuộc tình đó là sự chán chường, thất vọng. Mình đã từng đọc một câu thơ mà có lẽ sau mỗi một cuộc tình ĐHM đã thốt lên “sao chỉ có thế ta ơi”. Có lẽ cái sự khinh bạc, kiêu sa đối với đàn ông trong chị cũng đã tạo nên một chất thơ rất riêng trong thơ của chị không lẫn vào đâu. Có lẽ từ lâu nay lòng chị đã giá băng, nhưng rồi ông trời đã mang người con trai đến bên chị làm trái tim chị trở lại rung lên từng nhịp yêu thương. Và cũng hình như họ phải vất vả, gian truân lắm mới đến được với nhau. Có lẽ, ở đời bất cứ người con gái nào cũng sẽ phải run sợ khi đã trót buông thả mình theo sức hút của người đàn ông. Nhưng người đàn ông được chị yêu hẳn phải là một trang nam nhi đích thực, hoặc chí ít cũng phải có một cái cốt cách rất riêng không lẫn vào đâu được thì chị mới chịu “dan díu” cùng nhau. Mình thật sự ngạc nhiên trong cách dùng từ ngữ của nữ sỹ họ Đặng này. “Lút đời anh; dan díu một đụn tình”, tại sao không phải là gian díu một cuộc tình, hay là gian díu một chuyện tình mà lại là “gian díu một đụn tình”. À vậy ra, một cuộc tình hay là một chuyện tình đấy có lẽ cũng là một lẽ rất đời thường. Ai mà chẳng trải qua một hay nhiều cuộc tình nhưng để được sống hết mình vì tình yêu thì cuộc tình hay chuyện tình có lẽ là quá đỗi đời thường. Cái hay ở đây, chính là cái sự gian díu của đôi tình nhân đang yêu nhau, để rồi họ không thể nào vượt qua được những rào cản hữu hình hay vô hình nào đó để được chính thức bên nhau. Nhưng rồi sức mạnh của tình yêu mênh mang, bất tận đã khiến cho họ bất chấp những rào cản xã hội đó, họ chỉ biết rằng họ đang yêu nhau và có nhau, tình yêu của họ ngày càng nồng nàn và dày lên theo thời gian như một đụn tình chất ngất mà chỉ có họ là những người trong cuộc mới cảm nhận được mà thôi.

Em vậy đấy

Có trời xanh dòm thấy

Che góc buồn để cười khẩy đọa sa

Có vẻ như trước đó người con gái có cuộc sống nội tâm sâu lắng, bao niềm vui nỗi buồn chẳng biết giãi bày cùng ai, và những tưởng cái sự cô đơn day dứt đó như phải đeo đẳng suốt cuộc đời. Ở khổ thơ trên ta đã thấy cái sự dửng dưng của nữ sỹ, cái dửng dưng trước sự đời giông bão “Vậy sao em. Dửng dưng chiều mưa gió”. Em vẫn vậy, chẳng ai có thế hiểu được, bởi có lẽ đằng sau cái sự dửng dưng đó là một nỗi buồn, một nỗi cô đơn mà ít người thấu đến. Có chăng chỉ trời xanh mới thấu hiểu được “góc buồn” đó mà thôi. Chính vì vậy mà, người con gái phải che góc buồn đó đi để mà rồi tự mình “cười khẩy đọa sa”. Cái sâu xa trong đây là mặc cho thiên hạ có thể có những lời đàm tiếu, thị phi, nhưng với chị và cũng chỉ có chính chị mới là người cảm nhận được sự trinh trắng, cái nhân cách của mình, chị chẳng cần quan tâm đến cái sự đọa sa kia mà có thể người đời đang dị nghị.

Đọc câu thơ “Có trời xanh dòm thấy” một lần nữa ta lại phải giật mình bởi cách dùng từ và nghĩa ẩn dụ trong thơ của ĐHM. Sao không là trời xanh “nhìn thấy” mà lại là trời xanh “dòm thấy”? Phải chăng chính ở đây là sự khác biệt giữa “nhìn” và “dòm”. Trời xanh nhìn thấy đấy có lẽ cũng là sự thường tình vì những gì lồ lộ ra bên ngoài thì trời xanh có thể nhìn thấy ngay được, nhưng những gì ẩn chứa bên trong, cái cốt cách thì chỉ có thể trời xanh mới có thể “dòm’ mới “thấy” mà thôi. Đấy phải chăng chính là sự thấu hiểu sâu xa về nhân cách một con người. Chỉ có trời xanh mới thấu hiểu được rằng đằng sau cái kiêu sa, cái khinh bạc của người con gái đẹp còn có một sự thất vọng chán chường và dửng dưng đến mức phải cười khẩy với sự đọa sa của cuộc đời. Ôi con người, cuộc sống. Con người với lòng ích kỷ, sự ghen tuông đố kỵ, cuộc sống với bao điều lý trí và tình yêu, hạnh phúc và nhu cầu... cái gì là tất cả đây? Có lẽ chẳng có gì là tất cả? ẩn thầm trong đó chính là sự mong mỏi cho một thứ thật viển vông, thật điên loạn! Có thể gần như cho đến nay cả đời chị luôn cô đơn lẻ loi mặc dù chị có đầy đủ mọi thứ liên quan đến một cuộc sống như tất cả mọi người. Nhưng với hàm ý sâu xa của nhà thơ thì cách dùng từ như vậy thật là đắt, độc đáo. Nó đã gợi mở cho người thưởng thức hình dung được đến tận cùng nỗi cô đơn, trống vắng đến khủng khiếp của chị trước sự đời.

Em đánh chắt

Anh lăn theo vòng đất

Trượt xuống vai

Vỡ đôi quả bóng Người

Đọc đến đây ta lại phải giật mình trước cái sự kiêu sa, khinh bạc của chị đối với những người đàn ông. Có lẽ với Hà My thì tất cả các cuộc tình và những người đàn ông đi qua đều chỉ là những que chắt trong tay của mình, họ chỉ là những con rối trong bàn tay “tình yêu phù thủy” của chị để rồi khi mà ngừng cuộc chơi thì tất cả đều trầy trượt rơi xuống và vỡ tung mà thôi. “ Trượt xuống vai. Vỡ đôi quả bóng Người”. “Quả bóng Người” ở đây không chỉ là đại diện cho tất cả những người đàn ông mà chị đang muốn nói mà còn nói đến chung cho một tầng lớp con Người trong xã hội, bởi vì xung quanh họ lúc nào cũng đeo cái mặt nạ Người để che dấu đi cái bản chất tầm thường của họ, chỉ khi nào các lớp mặt nạ Người này bị lột ra, bị vỡ tung ra, các ánh hào quang quanh quả bóng Người bị tàn lụi đi thì cái nguyên bản, cái phần Con trong con Người mới được phơi bày trần trụi.

Và như thế nhởn nhơ mùa thú tội

Bão tố qua, sấm chớp dọc chân lưng

Tàn cơn lốc

Tướp tơ tầng đá cuội

Bóng em ngồi

Vẫn thế cứ

Dửng dưng.

Ai trong chúng ta cũng đều có một mùa sám hối và thú tội, bất kể người đó là tín đồ Đạo Phật hay là tín đồ theo đạo Thiên chúa, vì trong chúng ta ai mà chẳng hề mắc một tội lỗi trong cuộc sống hàng ngày. Có thể tác giả cũng là người có những tội lỗi trong đời, nhưng phải chăng những lỗi lầm đó chưa đến mức phải ăn năn sám hối, vì vậy mà chị vẫn cứ nhởn nhơ, hay nói cách khác là thảnh thơi trước những mùa thú tội, mặc cho bão tố, sấm chớp có đi qua. Hiểu theo nghĩa đen thì con người ta ai cũng vậy cái tinh cốt của con người tập trung là ở cái sống lưng nơi chứa rất nhiều tủy sống, chạy dọc bên trong xương sống chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. Đó là nơi mà tất cả các phản xạ, phản ứng của cơ thể một cách tự nhiên mà không cần đến sự điều khiển của não bộ. Chỉ có lúc đó chúng ta mới có được sự nhạy cảm tức thời trước sự vận động của các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ. Ẩn sâu trong cái nghĩa đen trên, tác giả muốn đưa đến một thông điệp rằng khi chúng ta mở rộng lòng đón nhận người khác thì sự ghen tuông, lòng đố kỵ sẽ mất đi. Chúng ta sẽ dễ dàng tỏ lộ tình yêu thương của chúng ta đối với người chung quanh để cho họ thấy tấm lòng rộng mở, đồng cảm của chúng ta. Chính lúc ấy, chúng ta sẽ thấy thanh thản trong cuộc đời và lòng sẽ không vướng bận, ăn năn hay sám hối.

Khổ thơ cuối lại là một cách sử dụng ẩn dụ thật tuyệt vời của tác giả. Ai cũng biết sau bão tố, sau cơn lốc vạn vật sẽ bị phá hủy, sự phá hủy có thể đến “tướp tơ tầng đá cuội” . Cái cụm từ "tướp tơ tầng đá cuội” thì lần đầu tiên tôi được nghe từ ngòi bút tài hoa của Đặng Hà My. Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng cả âm thanh và hình ảnh trong câu chữ của mình. Cái âm thanh tướp tơ và cái hình ảnh tầng đá cuội gợi tả cho ta thấy vạn vật chỉ là vô ảo mà thôi, rồi cát bụi lại sẽ trở về với cát bụi. Duy chỉ có em là vậy, dẫu có bị cuộc đời phũ phàng vùi dập, nhưng em vẫn là em, vẫn trong veo và dửng dưng đến lạ kỳ trong cuộc sống. Cái đẹp, cái lung linh đó chính là tính thực thuộc về phẩm chất của em như sắc vàng không thể phai mờ kể cả qua từng cơn lốc, qua từng lớp bụi thời gian. Em vẫn vậy và em vẫn thế, vẫn “cứ” dửng dưng cho dù dòng đời xuôi ngược bon chen nhưng thôi thì hãy khép lại, hãy để cho dư âm tình yêu kia đối với con người, đối với cuộc sống lặng lẽ nằm lại trong trái tim mình.

Ngoa ngoắt: Một bài thơ mới đọc qua tưởng chừng rất gai góc vì tác giả rất kỳ công trong việc huy động câu từ, ngữ nghĩa, những hình ảnh ẩn dụ, những tình tiết thắt nút … nhưng càng đọc ta càng nhận ra cái sâu sắc, thâm thúy ẩn chứa bên trong. Bài thơ đã để lại cho người đọc một cảm xúc đa chiều, khó tả. Đây là có lẽ cũng là một trong nhưng bài thơ mang phong cách thơ độc đáo rất giàu cung bậc của nữ sỹ Đặng Hà My.

Hà nội, 10/8/2012

Cá Gỗ


* *

*

CÓ MỘT TRÁI TIM NHƯ THẾ

Ts Nguyễn Kim Hồng


Em như cơn mưa đầu hạ

Tiếng sấm gọi mùa thức dậy , kết bông...

Em về sen Quảng An như tỉnh ngủ

Một đêm thôi xanh cả khoảng Tây Hồ

Những ngó sen như đang đợi, đang chờ

Có phải không Em !

Sen trắng Tây Hồ như hiển hiện linh khí " Hai Cô " !

Cái màu sen trắng ấy

Tinh kết Tiên Khí Tây Hồ

Hoá thân thành Bạch Liên Tiên Nữ

Khí thiêng Tràng An - Kinh Kỳ ngàn năm

Niềm tin bất tận . . .


Một nụ Sen Trắng

Từ trong đất bùn Tây Hồ

Từ trong lòng nước Tây Hồ

Mọc lên

Xuyên qua lá xanh

Đón mặt trời

Như Trái Tim mọc lên nở thành Đài Sen dâng Phật


Có phải không em

Có một Trái Tim như thế !

Có phải không em

Có một Trái Tim dâng cho Tình Yêu Quê Hương như thế

Trái Tim Bạch Liên Tiên Nữ kiêu sa !

Mong chờ ngàn năm . . . !


Có phải không em

Màu sen trắng ấy

Màu tinh khiết của Thơ

Màu của tình yêu Đất Việt

Dù tháng ngày cứ trôi . . . !


Tiếng Sâm Cầm xao xuyến sóng Tây Hồ

Tiếng chuông ngân nâng cánh

Vút bay lên . . . !


Ta vẫn Tin - Chờ . . . !


30-10-2010

N .K . H


** Sen trắng - Sen hồng

Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đoá sen của các vị Phật. Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, là đoá sen của vị Phật lịch sử.


THU RA ĐI , GỬI LẠI ÁNH TRĂNG VÀNG

GỬI LẠI NỖI BUỒN TRONG GIÓ

MỘT NỖI BÂNG KHUÂNG MÂY TRỜI. . .

MỘT NỖI NHỚ ĐỌNG TRONG SƯƠNG TRÊN LÁ

LUNG LINH GIỌT NẮNG

NGẬM HƯƠNG THU

RƠI XUỐNG MẶT HỒ

LÚNG LIẾNG !


NỖI NHỚEM ĐONG ĐẦY

TRONG TIẾNG SÂM CẦM XAO XUYẾN SÓNG CUỐI THU

TRONG TIẾNG CHIỀU . . . CHUÔNG NGÂN THU KHÔNG

VỜI VỢI TRĂNG KHUYA TÂY HỒ SÓNG SÁNH

TRĂNG THAO THỨC CÙNG LIỄU BUỒN THA THƯỚT

KHÓI SÓNG LÓNG LÁNH ÁNH VÀNG

VẤN VƯƠNG HƯƠNG SEN . . .

TRĂNG QUA TÂY HỒ ĐANG DẦN LẶN VỀ TÂY

ĐÊM NAY !

ANH ĐANG CÙNG TRĂNG THAO THỨC ...


----

CHIỀU NHỚ


Chiều lững thững trôi

Tây Hồ ráng vàng đổ xuống

Lung linh . . .

Mặt nước lặng im

Se sắt heo may

Sương nương chiều buông

Hồ dần mù sương...

Dáng ai trên đường Yên Phụ

Gót sen động cả chiều vàng . . . !


Lá sen rạc mặt hồ

Tiếng chuông thu không

Cánh chim bay đi

Vương tiếng chuông ngân chiều Tây Hồ . . .


Hương hoa sữa hoàng hôn

Làn sương giăng trên cửa ô xưa . . .

Mái tóc người xứ

Nhớ hương đêm . . . !


7-11-2010

TsN . K . H

* *

*

Ts Trần Đình Bảo

Blogger Cỏ


View or reply to full comment thread

Đúng tròn một năm trước đây-12/10/2011, Hà My lần đầu tiên ghé lại chỗ Cỏ anh đọc cái bài DÁNG XƯA này, và có để lại lời còm. Nhanh thật là nhanh My nhỉ? Vậy là cũng đã một năm trôi qua rồi đó... Ho Ho..

Bây giờ, ngồi ngắm ngắm nhìn nhìn cái bức hình của My với đôi mắt buồn xo ngoảnh lại ở nơi đầu Entry này, tựdưng Cỏ anh nảy ra ý định cài nó vô đây coi như để làm kỷ niệm ngày quen nhau vậy...


DÁNG XƯA

Hình như có một buổi sớm mai mùa thu nào tôi đã nhìn thấy em buồn đã nhìn thấy những giọt mùa thu long lanh long lanh ở trong đôi mắt của em những ngọn cỏ ướt sương đêm... và rồi cứ giống hệt y như thể là những người không quen em đã lặng lẽ đi qua ngày lặng lẽ đi qua tôi lặng lẽ đi qua hết thời trai trẻ của tôi qua hết cảthời em con gái điềm nhiên em không ngoảnh lại một lần... Để chiều nay... chỉmình tôi ngồi nhìn hoa lá rụng tự dưng nhớ nét môi em cười Hình như đã lâu lắm tôi không còn được nghe tiếng bước chân em về trên quãng đường này mây đã thôi bay từ dạo ấy nhưng gió..., em ạ, nhưng gió thì vẫn vậy vẫn cứ thổi miệt mài suốt con phố cũ ở nơi đó có những bông cúc mùa thu vẫn nở dịu dàng... dịu dàng một dáng em xưa... Đêm... Tôi nằm nghe mưa Hình như cũng đã lâu lắm lâu lắm rồi mưa không còn mưa rơi nghìn trùng nghìn trùng mưa rơi thế nữa Tôi cũng có biết tóc em bây giờ rất nhiều sợi bạc Thời gian trôi như nước chảy qua cầu Nhưng mà có cách nào để cho tôi có thể giữ lại được mãi mãi dáng em đi nghiêng trong chiều... Có cách nào? Mưa rơi... Mưa vẫn cứ rơi rơi hoài... xuống mùa thăm thẳm xuống mịt mùng nỗi nhớ một miền Em. Kr. 07/10/2011 Trần Đình Bảo • Đặng Hà My •12:33 12 thg 10 2011 Thấy khách ghé chơi nhà, cảm ơn nhiều. \ Qua nhà bạn, đọc thấy có nhiều điều chất chứa thì thầm trong câu chữ, đồng cảm... Trả lời nhận xét này o Cỏ 01:18 18 thg 10 2011 Còn tớ qua nhà bạn, đọc thấy nhiều điều... bắt "sướng run lên", bạn vừa quen, lại vừa lạ lẫm..., ma mị, tinh quái, trải đời, lọc lõi, đồng thời lại cũng rất đằm thắm, nữ tính... và tài hoa... Ha ha ha!!! Thảo nào mà cánh đàn ông cứ bâu đen bâu đỏ xung quanh bạn như thế...Thảo nào... Ha ha...!!!


* *

*


Jul 5, 2012 12:45 PM

Chị tặng HM bài thơ chịmới viết này. Mong em bình an nhé.


NGHÊU NGAO MỘT MÌNH

Thủy Hướng Dương



Cỏ dại thường lấn đầy vườn

Cây nhiều quả ngọt sâu thường phá chơi

Diều căng gió vút lưng trời

Phận trâu thì phải có người dắt đi


Cuốc kêu gọi bạn lâm li

Bao giờ tìm được bạn về tri âm?

Sông kia những tưởng âm thầm

Ngờ đâu cuồn cuộn đá ngầm bên trong


Ngàn đời lúa vẫn xanh đồng

Thức mùa hạt vẫn trổ bông trĩu vàng

Lá sen biếc giữa ao làng

Cóc con vừa thoát đáy hang lên chào


Lắng nghe hoa lá xôn xao

Tự dưng ta thích nghêu ngao…

Một mình…


Thủy Hướng Dương

4.7.2012

**

*


EM

ĐD Xuân Trường


Ngọt ngào và đắng chát

Môi mềm nhoà với màu đêm

EM

Ngan ngát hương Sen

Ngai ngái mùi hoa dại

EM

Là trắng của Mây

Long lanh của giọt sương buổi sớm

Lạnh cứng của đá

Đỏ rực của mặt trời

Và xanh của cỏ...


Chỉ có vầng trăng kia mới tỏ

Em là ai ...?


Tặng nhà thơ Đặng Hà My


HOA MI HÓT TRONG HỒ SEN


Em!

Từ đâu,

Từ đâu?

Như sợi heo may,

Buông trong chiều hạ cháy

Em!

Từ đâu,

Từ đâu?

Như con Họa Mi,

Lạc trong đầm sen trắng.

Tiếng hót trong như ngọc,

Lay động Phủ Tây Hồ.

Lũ Sâm Cầm ngơ ngác

Lạc mấy mùa thu qua.

Tưởng sợi heo may vàng

Ngỡ là mùa thu đến.


Có một chiều thu xanh,

Rơi trong ngày hạ trắng,

Có con Họa Mi vàng,

Lạc trong miền tuyết trắng.


Xa rồi ngày lưu lạc.

Cuối trời xa tuyết giá

Trời đã nổi can qua.

Về thôi, hồ sen nắng.

Hương trời quyện trong em.

Xuân Trường Hà nội, mùa hè 2012

-------------


Thiên thanh lỗi nhịp cũng thôiđành

Tác giả : Lãnh Diện

Nlogger Lãng Tử


Em rót nắng trên vai trần lặng lẻ

Đường khinh tân áo lụa nối mây ngàn

Một đường bay lồng lộng nắng ban mai

Trời mộng mị rắc đầy hoa thiênđiểu

.

Ở phương này gió lùa qua tóc liễu

Sờ đôi tay mà thương nhớ vô vàn

Hồn cũ mục có chồn chân lữ thứ,

Một chiều thu trong nắng gió thê lương?

.

Nhưng em ạ không nghĩa là gì cả!

Hồn phiêu du trên trăm cánh lay lay

Ta ngật ngưỡng giữa đường nhưkhách lạ

Chỉ thế thôi mà mong ước vô cùng.

.

Bởi có lúc muốn dừng đôi chân lại

Trong một lần ta thấy gà gật say

Bàn tay lạ gỡ lần làn tóc rối

Kẻo mai này dâu bể thấy bâng khuâng?

.

Ta khách lạ với hình hài viễn xứ

Mắt xa mờ nhỏ lệ bến phân vân

Trộm nhìn em trong vóc dáng thiên thần

Ừ! cũng đủ, để hồn đày xa xứ.

.

Nhưng em ạ bến mộng này tan biệt

Màu thiên thanh lỗi nhịp cũng thôi đành

Đôi vai trần em rót nắng bâng khuâng

Tà áo lụa trắng ngần trong ảo ảnh


.

Ta lạc lối nên suốt đời bối rối

Nhìn nguyên xuân bằng con mắt xa mù

Đợi em về trong giấc mộng thiên thu

Dệt mộng ước bên lầu đài cổ tích.

---

Lãng tử:


‎Đâu kịp đợi thu về cây trút lá

Chỉ vì xa em tôi đi lạc suốt đời

Sài gòn ngồi nhớ thu Hà Nội

Mơ màng những cơn nắng nào bay

Em bước vào tôi thu vội khóc mướt

Đủ điếng tê lòng run rẩy ngọn heo may

Em như lá vàng bay mù khơi quá

Nên khiến tôi yêu suốt cõi đời này

* *

*

Vứt kiếm, nhờ ai mài...( Nam Dao)



Vứt kiếm xuống đi vào ngõ tuyệt tình

Thanh kiếm rỉ liệu có ai thèm nhặt

Mang mang đất trời hồ thủy

Gió reo khoan nhặt

À ơi


Cởi phăng áo cho gió lốc vào tim

Trái tim bầm nhưng vẫn còn chút máu

Đời dập nát ta thì mỉm miệng cười


Cười lên

Cười cho qua những cơn mất mát

Cười thật to

và hả miệng hát

Kiếm ơi,

chưa mục nát

Lòng ta vẫn tươi mát

Chảy theo dòng nước đầu nguồn

uà vào chân trời giang ngang tầm mắt


Kiếm ơi, rồi sẻ có kẻ nhặt

Mài dưới ánh trăng

Và hát hộ:

‘’ Thế sự du du nại lảo hà’’


**

*

người xưa

NV Nam Dao


Bụi đường bay

trắng mắt

ngày xưa xa mất rồi


Vẫy tay

thôi hò hẹn

nhìn một lần

mây trôi


Ai đi? ai ở lại?

Gió trốn một góc trời

Vỗ tay, nghe tiếng vỗ

làm nát lòng nhau thôi


**


YÊU HẾT MÌNH

Nguyễn Trọng Tạo

Yêu hết mình tâm hồn thành tơ lụa
Ôm thân thể em như kén bọc tằm (*)
Yêu hết mình tâm hồn thành rượu mạnh
Thăng hoa anh

Yêu hết mình tâm hồn thành dây diều vô định
Neo tiếng sáo du dương ngút ngát không gian xanh…
Anh đã thử bay lên trời cao ấy
Mượn phép mầu thu lại tâm hồn em
Anh đã thử rơi về giường chiếu hẹp
Nhốt đam mê trong chảo nóng quay giòn
Và anh thấy tâm hồn em Ánh Sáng
Mắt đen tròn say đắm mắt em ngon…

Yêu hết mình người cho nhau sự sống Mọi xích xiềng thành sợi nắng vàng mơ Nhắm mắt lại thấy trời cao biển rộng Thấy sống lưng ngân tiếng sáo xa mờ…

(*) Nietzche nói: “Trong một tình yêu đích thực, chính tâm hồn bao bọc lấy thân thể”.


NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ

Em là nàng Sawisna của Kramskoi
Chết trong tuyết bỗng hiện lên khung vẽ
Chưa kịp già và cũng không còn trẻ
Cặp mắt buồn đăm đắm xuống đời anh

Có một đêm em bước khỏi khung tranh
Quấn quýt anh vùi mình vào chănấm
Anh tỉnh dậy trong căn-phòng-cô-Tấm
Lặng lẽ trên bàn quả thị chín vàng thơm
Em đâu rồi? Em đã bước vào tranh
Em đã bước về chốn nào xa lắm
Nhìn quả thị rồi anh nhìn thăm thẳm
Nàng Sawisna – cô Tấm, và Em…

Hà Nội, 8.3.2011

NGUYỄN TRỌNG TẠO




NGOẠI TÌNH ANH

Nguyễn Trọng Tạo


em hôn xanh (không anh)

kỷ niệm sột soạt

em rướn căng (không mùa)

anh cắn răng đi ngày xưa


ngoại tình sáng tối chiều trưa

lưa thưa gió

đong đưa

núi đổ xuống hồ

mưa ồng ộc cửa sông

anh lông nhông

ngược biển


Hoạ Mi ơi đại dương dập dờn mi mắt

cát dài quay quăt

nhớ em

mùa hạ nóng lên

nóng lên

trên bờ

dưới nước

những móng tầng đóng cọc

những mũi khoan

phun lửa

phun dầu


đi đâu

về đâu

những mái nhà cao thấp

anh nửa hoàng hôn cô độc

nhớ em

xem

đọc

những dòng ảnh em...


28 tháng Lọlem

**

*


Tạm biệt mùa thu

Nguyễn Văn


Sao em nói yêu mùa đông

Để lá rụng đầy mái phố

Để nhà ai vội vàng khép cửa

Để gió đông ngoài phố cứ ngập ngừng.


Sao em nói yêu mùa đông

Để hoa cải ven sông vàng mê mải

Lúa gặt xong, mẹ cuốc đất đầu bãi

Nhặt hạt thóc rơi, con chim gáy sang mùa…


Sao em không yêu mùa thu

Những vạt rơm trải vàng đê cỏ

Manh áo trắng và chiếc khăn quàng đỏ

Tan học về rơm quấn quýt bàn chân.


Sao em cứ nói yêu mùa đông

Bố dắt trâu dong vầng trăng về ngõ

Quả bưởi thôi vàng, giấu mình dưới lá

Mong xuân về, tết đến cúng ông bà.


Con tàu đã mang em đi xa

Mùa thu anh vội vàng gói lại

Gửi theo em một mùa đông xa ngái Chút nắng vàng của hoa cải ven sông


Em là bản tình ca

Em mong manh

để Hồ Tây chiều

cũng mong manh

như những chiếc lá vàng

trên hàng cây

chỉ một làn heo may khẽ chạm

là rơi đầy

con đường vắng anh đi…


Em là bản tình ca

mùa thu trao anh

viết lời

viết nhạc

và tự hát

trên con đường vắng Tây Hồ...


Mưa phố cổ


Mưa không rơi từ trời

Mưa rơi từ mái phố

Mưa rơi từ mắt người

Em lặng chiều tắt gió.


Nhà em mái ngói nâu

Hạt mưa rơi màu đỏ

Ngấn mắt rêu đã xanh

Tình ta thành phố cổ...

--



----

Thể thơ: Thơ tự do, thời kỳ:Hiện đại

Đã được xem 353 lần

Đăng bởi Nguyễn Trọng Tạo vào 19/12/2010 08:51

NGỦ VỚI MÂY


Có một giấc mơ không nhớ được

Hình như đêm qua anh đã ngủvới mây

Không chăn gối, chỉ thơm mùi nắng rớt

Mặt anh chìm trong suối tóc ngây


Anh đã thuộc về em như thế đó

Da thịt em đã nhốt lại anh rồi

Anh mở mạng và thấy em đang nói

“Anh có còn trong trái tim tôi?”


* *

*

XÉ TOẠC LÁ NHO

Bài thơ tôi thích: Blogger Hạt Cát Diệu Sinh


Giơ tay xé toạc lá nho

Chiếc lá cuối cùng che chốn người xấu hổ.


Chiếc lá sâu ăn nham nhở

Trong ngoài thâm đen

Trên dưới thâm đen

Nát ba bề ,

rách bốn bên

nhom nhem mọi phía.

Gió phứa phựa

cát bụi mù giời.


Mưa nhăn nhăn nhở nhở

rong chơi

Tồ tồ nước ngập làng, lụt bản.


Mặt trời len lén

méo mặt cười

kéo mây

trùm kín mít đầu,

nút chặt hai tai.

Kệ sấm sét rùng rùng đuổi nhau

ùng oàng

u ơ...

thở hắt!


Bạc phếch đất

dế giun đói khát

ngô lúa xác xơ.


Sông phơi mình đáy cạn bùn trơ

nứt nẻ cong vênh càng tôm, râu tép.


Rừng trọc lốc.

Búp non,

nõn lộc

trơ khấc

toang hoang.


Đồi núiThảo nguyên

đá gan gà lộn ngược

hòn cuội dồn cuối dốc

Tơ hơ!


Có bao giờ lại giống bây giờ?!

...

Xé toạc mảnh cuối cùng của cái lá nho

Cái lá nho

che không kín

chốn người xấu hổ!

* *

*

ĐÊM RẤT TÍM (thơ KDP)


đêm võng lộng rước em từ nỗi nhớ

kiệu em về say khướt chén vu qui

em rất ấm dù chẳng còn đây nữa

dù tận cùng đã cuối hướng chia ly


trầm nẫm đắp nụ cười em dạo ấy

gối lên lời lên tiếng nói chưa quên

anh chối từ một bàn tay chiều trước

đợi mơ về nắm lại ngón em mềm



rồi lại hái lá trăng non xuống bói

đến bao giờ tròn được phía chưađau

trang đời nào em dừng thôi viết nháp

cho câu thơ lành lại thuở ban đầu


nụ đêm nẩy núm màu ngây tim tím

ngón gió thon nuôn nuốt vuốt hương tìm

em thẳm diệu giữa chân trời trắng phớ

nét giai nhân bừng dậy lửa hồi sinh


quây võng lộng rước em từ nỗi nhớ

kiệu khứ hồi gõ lại nốt xưa đau

mùi trăng xõa nơi em ngồi chải tóc

mái đêm cài miên dại một ngày sau



rồi lõa mộng trần vai lật hơi thở

chén thiên nhai quắn líu đỉnh môi mềm

lá ngậm sương hây màu say hơ hớ

quấn vào nhau song cửa vén trăng êm


em dữ dội giữa một ngày vũ trụ

nhưng rất hiền trong một tối kề bên

đem võng lộng rước em từ nỗi nhớ

kiệu em về ủ ấm giấc an nhiên



em bạo loạn giữa cuộc người dã thú

nhưng dịu dàng non dại lúc gần nhau

anh võng lộng rước em từ nỗi nhớ

gọi bốn mùa cho sương khói qua mau....

23.08.10

KDP

-----

Tùy bút tôi thích:

Qua Hải Vân...


(Bút ký- tsTrần Đình Bảo)


Mai qua Hải Vân ải

Ngắm mây bay đỉnh đầu

Hỏi trời cao đất thẳm

Em bây giờ ở đâu?-T. Đ. B


Tôi sinh ra ở phố biển Quy Nhơn, nhưng gốc gác thì lại từ “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm...” Tổ tiên nhiều đời đâu từngoài Thanh-Nghệ Bắc Hà theo quân bản bộ của chúa Nguyễn Hoàng vào mở cõi ở nơiđất Hóa Châu xưa. Tuổi thơ cũng đã rày đây mai đó theo những bước quân hành của Ba, nhưng xứ sở có con sông Linh Giang thơm hương thì chưa từng một lần đặt chân đến. Những năm sau chiến tranh, trở lại quê nhà ở phía bên này đèo Hải Vân, nơi mà Nguyễn Nam An đã viết về trong những tháng ngày chinh chiến cuối:

“Tháng Hai Hoà Ninh, tháng Ba Nam Ô

Những ngày quân qua miền Trung cằn khô

Một bước quê hương một vùng đất khổ

Xơ xác trong nhau những ánh mắt chờ...”


Chấm dứt khoảng trời bom đạn mịt mờ, cùng những ngã đường loạn ly dài dằng dặc, tôi bắt đầu gắn bó và yêu thương trìu mến với mảnh đất gian khó nhiều nắng hạn, lắm mưa dầm. Mảnh đất có không biết bao nhiêu là sông là suối, chập chùng bao nhiêu đồi núi. Những dãy núi đâm ngang ra tới tận biển xanh, của rặng cuối Trường Sơn Nam - mà thi thoảng người ta vẫn còn gọi là Nam Sơn. “Kẻ nhân thích núi. Kẻ trí thích biển”. Thuở bé, tôi đã làm gì biết đến câu danh ngôn ámảnh ấy, chỉ biết là vẻ uy nghi, huyền bí và trầm mặc của những Bà Nà, Bạch Mã, Hải Vân... đã mê hoặc tôi suốt những tháng năm nhỏ dại. Cho mãi đến tận bây giờ, hồi tưởng lại, tôi cũng vẫn không tài nào có thể nhớ được(mà làm sao nhớnổi), số lần tôi ngồi ngắm mây ngang trời - những áng mây phiêu bồng, muôn hồng nghìn tía bay từ nơi có những ngọn núi xanh xa mờ trong những ngày nắng, và những đám mây đen vần vũ trên đầu trong những buổi chiều mưa hội tụ nội chí tuyến, mưa địa hình. Rồi lại thêm má tôi, quãng thời gian Ba đi vắng, cứ hay nhìn lên những chóp núi trùng trùng cao trên ngàn mét mà ầu ơ hát ru đứa em trai út nhỏ nhất của tôi:




“Núi cao chi lắm núi ơi!

Núi che mặt trời không thấy người thương...”


Núi non, có lẽ chính bởi thế, đối với tôi - tự thuở ấy đã là một biểu tượng, là nỗi ám ảnh chia cách buồn. Riêng Hải Vân, trái núi có ngọn đèo quanh năm sương mù, ngọn đèo mà cũng vì sự quá hiểm trở của nó, Ba tôi đã không thểmang chúng tôi theo cùng trong những tháng ngày đơn vị biệt phái nơi đất Thần kinh, để xứ sở ở phía bên kia quan ải mãi là niềm ao ước xa xôi nhất, và vô vọng nhất..., của tuổi thiếu thời:


“Chỉcách một ngọn đèo là tới Huế thôi

Là tới chốn trăng lên như mọc

Nếu không có chiếc lá non kia khẽ chạm vào mái tóc

Em đã nhầm Huế với ước mơ...”


Những câu thơ của một thi sĩ nữ nào? Tôi không còn nhớ, chỉ nhớ là tôiđã đọc với lòng ngưỡng mộ và cảm kích sâu sắc. Những câu thơ đã nói hộ tôi biết bao nhiêu điều. Mà quả thật, hơn một trăm ki-lô-mét Đà Nẵng - Huế cùng hai mươi mốt cây số Hải Vân quanh co đèo dốc, đối với tuổi nhỏ ngày ấy – là cả một chặngđường dài xa ngút ngàn. Tôi lớn lên, vượt ngọn đèo Mây ra Huế học Đại học, đọc trong “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An viết vào giữa Thế kỷ thứ XVI, thấy có nhắc lại lời chúa Nguyễn Hoàng cho biết chính Trịnh Kiểm trước đó đã nhìn rađược sự hiểm trở, cũng như vai trò chiến lược của ngọn đèo biên tái nầy: “Đèo Hải Vân bền vững như chiếc chìa khoá vàng, là chỗ đầu não của non sông, chỗ yết hầu của miền Thuận - Quảng...”. Hải Vân, quả thế - là một trái núi đứng sừng sững trên mặt biển Đông Hải. Xét về mặt địa lý và lịch sử, Hải Vân như một rào cản thiên nhiên chia cách Thuận Hoá - Quảng Nam, vốn trước kia là hai châu Ô, LÝ... đã được vua Chiêm Chế Mân dâng cho Đại Việt làm quà sính lễ cưới Công Chúa Huyền Trân. Và chính nó, chính ngọn đèo quanh năm mây mù phong kín nơi miền biên cương đìu hiu đã là chặng dừng chân cuối cùng ngoái về phương Bắc, trước khi vào đất Chăm, của nàng Chiêu Quân họ Trần..., trong một cuộc vu quy ít tiếng cười và nhiều nước mắt. Sách HẢI NGOẠI KÝ SỰ vào cuối Thế kỷ thứ XVII chú thích: “Hải Vân xưa có tên gọi là núi Ngãi Lãnh.”, còn sách DƯ KÝ thì chép:“Núi có nhiều hoa ngãi màu trắng. Khoảng tháng hai, tháng ba - hoa nở trôi ra biển. Cá ăn hoa ấy, hoá rồng...” Trong những chuyến về - qua... Hải Vân ngày còn đi học, tôi vẫn thường nhìn thấy trên vách đá dựng đứng, dưới thung sâu hun hút rợn ngợp... chằng chịt dây leo rất nhiều hoa màu trắng. Có phải hoa ngãi huyền thoại đó không? Tôi không biết (Và cá có còn ăn hoa ấy? Để hoá kiếp rồng...) Chỉ biết là, ngoài dây leo và hoa ra, Hải Vân còn có rất nhiều lau, bạt ngàn lau trắng phơ phơ như phận người:


“Một hôm thức dậy

Ngồi ôm tóc dài

Chập chờn lau trắng trong tay...”



Ô hô! Trời cao lồng lộng, đất sâu thăm thẳm, mây bay trên đầu và gió thổi bên tai..., và triền lau chập chờn sóng xô màu hoang vu - Hải Vân đẹp, một vẻ đẹp hùng vĩ và cô liêu... “Hải Vân Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan” - Dòng chữ khắc vào những năm đầu trị vì của vua Minh Mạng, trải bao biến thiên của lịch sử,của lòng người, vẫn còn nguyên vẹn ở hai bên vách núi. Vị Hoàng Đế hùng mạnh nhất và kiệt hiệt nhất nhà Nguyễn này, trước khi phong tặng mỹ hiệu ấy cho Hải Vân, chắc đã từng dừng chân đứng rất lâu trên đỉnh đèo phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một vùng lãnh thổ núi non sông biển... của bản triều. Và Lê Thánh Tông- vị vua anh minh lỗi lạc tài kiêm văn võ, vào năm 1471 ngự giá thân chinh điđánh Chiêm Thành, đã đóng quân qua đêm ở Hải Vân Quan, khuya không ngủ, một mình thức với biển trời mây nước..., có câu thơ:



“Tam canh dạ tĩnh Đông Long nguyệt

Ngã cố phong thanh Lộ Hạc thuyền.”


Dịch là:

“Trăng Đông Long ba canh đêm tĩnh

Thuyền Lộ Hạc năm trống gió thanh.”


Đông Long tức vùng biển Nam Hải Vân, Lộ Hạc là tên gọi quốc gia của người Mã ở trên bán đảo Mã Lai nay. Thế mới biết, danh xưng “Đệ nhất...” lưu truyền hậu thế không phải bỗng dưng, bỗng chốc mà có được.


Cuối năm một ngàn chín trăm..., kết thúc một nửa khoá học ở Sài Gòn- tôi nhảy tàu về thẳng Huế để thăm bạn bè,để gặp lại người con gái mà thuở ấy cứ ngỡ đã nắm giữ trọn vẹn tâm hồn mình. Chuyến tàu xuyên Việt những ngày giáp Tết đông chen chúc và nồng nặc hơi người. Tôi nhắm thật chặt hai mắt, cố gắng hết sức vẫn không cách gì gọi về được giấc ngủ của kẻ lữ hành. Cả tiếng động xập xình, đều đều... đơn điệu của đường ray cũng chẳng thể dỗ nổi giấc mơ đã không còn bình yên. Con tàu tăng tốc mỗi lúc mỗi nhanh, thi thoảng lại cất lên hồi còi rền rĩ, thê lương như lời chào tiễn biệt gửi phố gửi phường:


“Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về.”


Con tàu lầm lũi đi, bỏ lại sau lưng “Hòn Ngọc Viễn Đông” ồn ĩ xô bồ, bỏ lại sau lưng những cội mai vàng nơi cánh rừng miền Đông bạt ngàn. Ra Phan Rang, Bình Thuận... Bóng những tháp Chàm cổ kính, u buồn rực lên trong nắng chiều tàn vẻ huyền bí và hoang hoải của màuđất đỏ bazan mang mang hoài niệm. Ngang Quy Nhơn phố biển... ấp Đào Duy Từ ởchỗ nào trong cái thành phố nhỏ bé “Ngày mai em đi...” này? Phù Cát, BìnhĐịnh... Đâu căn cứ cũ của Tiểu đoàn 34 (hay 27) pháo binh? Tôi quên mất, nhiều lúc chỉ còn mang máng trong trí nhớ những câu chuyện kể của Ba về một thời trận mạc, một thời gió cát và chinh chiến. Rồi thì xứ Quảng quê mình... nhạt nhoà qua ô cửa sổ con tàu miệt mài đi trong hoàng hôn “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say...” Tôi say thứ rượu huyền hoặc nào của người Tiên thuở xưa rót nơi chén ngọc tiễn khách hồng trần, để đến nỗi bây giờ “Qua quê Mẹ không ghé về thăm Mẹ...” Đứa con một ngày đã lớn khôn, như con chim nonđủ lông đủ cánh bay về nơi có nỗi đam mê vẫy gọi (Mà làm sao khác được, có thểlần này là lần cuối - Mai mốt tôi đi quãng đường dài hàng chục ngàn cây số,khoảng trời mưa bay tháp cổ... biết khi mô mới về?) Liên Chiểu, Nam Ô... tàu qua Hải Vân trong đêm “Biển và mây sóng vỡ vụn chân gành...”, cảm giác mệt nhoài và bồng bềnh như trôi trong sương mù. Không gian im ắng tịnh không có một tiếng động, ngoại trừ tiếng đầu máy thở nặng nhọc, phì phò... cùng tiếng gió thổi u u qua những triền đồi. Và đó đây, trong thanh vắng, tần ngần vài ba ngọnđèn của những gã gác rừng le lói bên cạnh con đường thiên lý uốn lượn ngoằn ngoèo những khúc cua tay áo... lấp lánh ánh lửa một loài đá núi, thứ ánh lửa của những vì sao khuya cô đơn và kiêu hãnh đêm đêm vẫn tỏa sáng trên đỉnh Hải Vân. Và xa xa, ở phía bên kia quan ải đã thấy thấp thoáng mờ mờ, lặng lẽ... một dòng chảy thao thiết, dịu hiền:


“Thuyền về Đại Lược

Duyên ngược Kim Luông

Nơiđây chỗ rẽ cõi lòng

Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.”


Tôi đã như mê đi trong cõi u u, minh minh. Đêm tĩnh lặng. Tiếng hò nao nao, man mác buồn... của cô gái nào? Hay tiếng thì thầm dòng sông:


-Đ bảo mai đi xa rồi Đ sẽnhớ?

-Ừ, chắc là sẽ nhớ...

-Nhớ gì?

-Nhớ Huế nhu mì...

-Thế có nhớ em không?

-Em thì chưa đi đã nhớrồi...

-Nhưng mà Đ không nói gì...

-Biết nói chi bây chừ...

-Thì... nghe em hỏi này, nhé! Này nhé, có yêu em không?



Tôi vẫn biết Linh Giang xưa yên ả lắm, trầm lắng lắm, mềm mại và duyên dáng. Nhưng tối nay..., tối nay... sóng đã cồn lên nơi “Ngã rẽ cõi lòng...”,sóng đã cồn lên nơi mắt , nơi môi, nơi vòng tay ôm siết chặt, nơi mái tóc thềêm như dòng sông. Và trong khoảnh khắc bừng cháy của hạnh phúc xen lẫn nỗi âu lo về một ngày mai chia ly cách trở, tôi đã tự nhủ với lòng rằng: Mai kia dẫu có thế nào, tôi cũng sẽ vẫn mãi mãi khắc ghi trong tim không gian mụ mị và sayđắm mùi hương ban đầu, mãi mãi mang theo bên mình cùng với những giọt mưa dưới mái quê nhà, với nắng hàng hiên... (Và quả thật thế - cho đến tận lúc này đây ngồi viết những dòng này, tôi vẫn còn như thấy thấp thoáng bóng nước bóng thuyền, dáng tóc em nghiêng trong đêm có ngôi sao đơn... dẫu cho mọi thứ đều đãđổi thay, mọi thứ đã chẳng còn như cũ. Tôi đã gặp người con gái của định mệnhđời mình trong một hoàn cảnh khác, một môi trường khác, để lại bắt đầu cuộc hành trình dài vô vọng suốt hai mươi năm- cũng là hai mươi năm không nguôi nỗi nhớ mây mù. Hai mươi năm, hai mươi năm đã xa... “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”thì tôi qua được, nhưng còn một Hải Vân khác, với một quả núi khác ở đâu đó trong lòng - tôi làm sao qua?)



Tôi rời Huế vào những ngày cuối tháng Chạp mưa phùn bay lất phất. Hải Vân Quan mù sương như vẫn mù sương tựthuở nào. Tôi cố xua đi trong ký ức nỗi ám ảnh về một lần xa xưa nào Công Chúa Huyền Trân qua đây, mà sao vẫn như nghe văng vẳng tiếng chim kêu khắc khoải một niềm gì cay đắng mơ hồ nơi đầu những con dốc cao khúc khuỷu chập chùng núi non trầm mặc. Dưới xa, biển cả ì ầm những cơn sóng màu chì dưới trần mây xám. Rẻođất ở phía nam Châu Ô cũng đã mờ mịt bóng chiều...


Năm nay, tôi qua Hải Vân vào một ngày đẹp trời mây bay trắng đỉnh đèo. Biển xưa xanh ngăn ngắt từng con sóng nhỏ cồn cào. Và gió..., gió vẫn cứ thổi u hoài như hơn hai mươi năm trước, nhưhơn bẩy trăm năm trước. Tôi kéo cao cổ áo, để mặc cho những giọt nước mắt thấm mặn đầu lưỡi, và cũng để nghe cay lên trong đó... một nỗi thương nhớ ngậm ngùi...


Hải Vân Tháng 01 - Kr. Tháng 06/2010

---------------

Blogger Mê Khúc:


Mình sẽ luôn tìm đến bạn, bằng cách riêng của mình, dù bạn không có lông ngỗng rắc trắng đường như Mỵ Châu, mình vẫn tìm thấy bạn và ngồi im lặng tận hưởng những nồng nàn Hà Nội mà bạn đã tặng cuộc đời. Cảm ơn My.

My và Hà nội

May 17, 2012 3:25 AMPublicPageviews 2350

Không toan không sơn

hoang dại phết nhiên sơ dựng tranh quanh quanh triền đê Yên Phụ.

Cồn cào gió nhuộm màu mơ ngủ

cốm non lá sen sợi rơm ấp ủ

Gương xanh xao mê dụ sóng Dâm Đàm.

Nàng dắt trâu buộc chốn xăm xưa

Treo Cửa Ô hong rêu thành cũ.

Khuôn ngực bừng trăng

Mắt dăm đắm đuối

Tim yêu chừng như mê muội

dạn đòn...


Răng ngà môi ngọc chân son

Tay năm ngón nhỏ lưng thon phơi tình.

Hà nội yêu

Hà nội xa

Hà nội thuở hồng hoang thăng trầm tơi tả

Đêm tre trăm đốt khắc nhập hiển linh

Thơ chảy cháy đồng ngô bãi giữa

Cổ Ngư dốc lưng nhớ sâm cầm rúc tiếng sầu ly tán

lịm trăng

chia cắt đôi bờ.

Tưới trơn vai trần lênh loang hồ lô sương rười rượi

Đom đóm lòe mắt dăm khát yêu từ mươi mười bốn

Phập phồng

phập phồng

đơm mộng lựa vàng thau

Vẽ hồn hà nội bằng đau

Thân lưu lạc ấy hoa cau gió đùa

Hồn hà nội cũ ai mua

Nàng - khum tay nhỏ đong mùa cất chơi..


Viết cho ĐHM, người đàn bà vẽ HN bằng

thơ.

..........


TRAN HUU HOI just replied to your comment on

Đúng là như vậy, Ai cũng luôn thao thức đi tìm chình mình, nhưng gí phải trả cho cái dám nói tiếng của mình, dám sống cho tự do , cho sự chọn lựa đó... không hề rẻ phải không My ? Đọc Hà My, anh liên tưởng đến nhà văn Nữ Francois Sagan của pháp.(T/P/: Buồn ơi chào mi, Một chút mặt trời trong nước lạnh, Một tháng một năm...) Con người chọn con đường thể hiện mình một cách trung thực thì thường cô đơn... Do Tập quán, quan niệm, Định kiến, Vượt qua được thì đã nắm được tự do, không vượt qua được thì...khá cô đon đó Hà My ạ. Chúc Hà My SỐNG thật hạnh phúc nhé.


Hơn 3 giờ lang thang ở nhà Hà My !Muốn nói với HM một đều gì đó nhưng chính lúc này mới thấy Ngôn ngữ qủa là bất lực ! Xuc động lắm ! Hà My, Em, đã nói hộ nhiều "con người" !!! Rất thích và mến Hà My !

Ong rừng: Nov 26, 2012 9:03 PMNày này hay lắm nhé em- Em yêu nhưng không luôn gần nữa- Chị là kể ngụ cư nơi miền rơm rạ- Lại tận lòng chốt chặt nơi đây-có lẽ là may mắn - hay ..Này này hay lắm nhé em- Em yêu nhưng không luôn gần nữa- Chị là kể ngụ cư nơi miền rơm rạ- Lại tận lòng chốt chặt nơi đây- có lẽ là may mắn - hay khát khao đến độ- những ước nguyện im lìm không cần khấn- phép lành và lá và hoa- đẹp thế cứ ôm vây quanh chị.


Cô bé mến yêu, thế giới tâm hồn em đẹp quá, lúc đầu chị chỉ đọc em lớt phớt- kệ xác sự nổi tiếng của em. Giờ thì hiểu trong cái đầu bé nhỏ đang có cảnhững điều kỳ lạ.Reply this comment

----


HẠT CÁT Dec 13, 2012 12:44 AMMa mị em..

Cõi hồng hoang

Ma mị em Đàn bà ngự trị

Em _ bông hoa sắc lửa

Đốt cháy trời và sưởi ấm đất nâu!

MÌNH QUẢ THẬT CÓ NHIỀU CẢM GIÁC LẠ VỀ C..Ma mị em..

Cõi hồng hoang

Ma mị em Đàn bà ngự trị

Em _ bông hoa sắc lửa

Đốt cháy trời và sưởi ấm đất nâu!

MÌNH QUẢ THẬT CÓ NHIỀU CẢM GIÁC LẠ VỀ CÔ GÁI NHÀ THƠ NÀY. NÓI VUI NHƯNG THẬT LÒNG, KHÔNG CÓ Ý GÌ ĐÂU NHÉ

QUẢ THẬT LÀ YÊU MÀ... HI HIReply this comment

----

Nhận xét về 3 truyện ngắn của đặng Hà My

Thi Yên đinh Nguyên


Một cách đầy ấn tượng, đối ngẫu, đan cài, tương phản..,

câu từ lạ và rất cuốn hút (có những từ anh cũng hay dùng, thật tình cờvà tương hợp):

Vầng trăng chảy nước trên bãi biển

Mẹc, cái dân miền biển, ăn vừa cay vừa mặn, nước đái ắt khai khẳn.

đưa vòng môi hút trên ngực nàng… có sữa trời đổ về từ con sông Ngân

cảm giác như có dòng cát chảy từ cõi vô tận

…như nghe tiếng con ốc biển dưới đại dương đang hát… trên cao vầng trăng nhỏ giọt, gió mơn man trên da thịt,

(Đọc chuyện em phải là người đọc nhiều chuyện khác mới thấm,,, nếu không sẽ bỏ qua những chi tiết như: hạt đậu nhỏ cộm dưới nệm)

“như gió như nắng, như mười năm, như trăm năm…”

Nếu không lần vào chiều sâu thì ko ít người chỉ nghĩ đây chỉ là 1 đêm“trăng gió..” mà ko nghĩ tới ngụ ý tác giả rằng có thể là lâu dài của một đời người: câu chuyện trăm năm


BÓNG EM


Trên đồi, nơi một bóng cây

Phóng tầm mắt: thấy chân mây cuối trời

Thấy cuộc sống, thấy tình người

Thấy em, bóng đổ bên đời trăm năm.

……


Với bút pháp… đầy bản lĩnh, mạnh bạo và mới mẻ, em viết trong một bố cục chuẩn, nhưng chính vì thế mà cuốn người đọc hưng phấn ko kém j nhân vật trong TP… rất tuyệt em à.

------

Cảm ơn các bạn bloggers, các nhà văn, nhà thơ và nhạc sĩ đã ưu ái với những trang viết của ĐHMy.

Chúc cả nhà an lành hạnh phúc.

Đặng Hà My

Germany 08.09.2013


Bài nhiều người xem