Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

EM LÀ THẾ, NGÀY VỀ KHUA GUỐC ĐỎ, Thơ: Đặng Hà My


EM LÀ THẾ, NGÀY VỀ KHUA GUỐC ĐỎ
                                                              Thơ: Đặng Hà My

Và hôm ấy
Trong một lần thảng thốt
Anh gọi tên từ một vọng đèn hoa
Phố tím biếc nơi phương trời tuyết nổi
Chân em qua
Gieo vài bóng sương thanh

Và từ ấy
Anh một niềm chân thật
Nhớ nụ cười khi về lại cố hương
Nhớ sợi tóc nhuộm thu vàng mé đất
Trời chưa đêm mà sao rụng khắp vườn

Và vậy thôi
Anh trong mùa chờ đợi
Ngày em về nắng ngầy ngậy lên môi
Mây êm ái cuốn vòng hai thân xác
Và thịt da
Chạm cùng tận thịt da

Em là thế
Ngày về khua guốc đỏ
Khắp phố phường để khơi chuyện nhân gian
Thì vẫn phố
Vẫn cốt hồn đây đó
Vẫn áo tơ
Vẫn khăn lụa mềm vai

Em là thế
Trăm năm em vẫn thế
Như mặt hồ thèm khát sóng biển anh
Như cơn mộng
Như  hoa hồng nóng bỏng
Giữa trần gian nồng ngát những yêu thương
                                                      Hồ Tây 28.11.2013

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

LỬA TÌNH TAM MUỘI, thơ: Đặng Hà My

Hình ảnh: LỬA TÌNH TAM MUỘI
                                                   Đặng Hà My 

Rồi cũng vuốt hương trần nơi xứ lạ
Rồi cũng mơ nụ tuyết trắng gió bay
Đêm biệt chồi điểm huyệt từng kẽ lá
Chợt khe nào nứt toác nụ cười ta

Trăng giăng màn
Đỏ chớp lòa mắt quỉ
Bốn đốm hoa cưỡng bức mấy chân thành
Nắng ngủ mê
Quờ tay chiều mỏi mệt
Ta ủ ê
Hoàng hôn dỗ bóng về

Mượn tình hèn chua chát giấu tim đen
Chán qủa tu 
Một hôm ta cấm khẩu
Chốn ao tù
Cá lật mình bơi ngửa
Rồng ấp mây thăng thiên giữa nat sa

Lời cụ Khổng dạy tam tòng tứ đức
Trời lơ phơ
Dằn mặt phận má đào
Lũ vịt trời trôi trên dòng sông mực
Dải Ngân Hà rụng trắng một mùa sao

Đêm soi gương thấy cả lê cả lựu
Thấy ông trăng nhòa nhoạng với đèn hoa
Tình nhập ma
Thinh không về tẩu hỏa
Gõ cửa chùa 
Xin vấn nạn duyên thừa

Rượu nồng cay rưới vào tim lướt khướt
Bóng yêu kiều mềm oặt chốn phù không
Đành cầm lòng
Đốt lửa Tình Tam Muội
Gió Bồ đề có thổi hết tàn tro?

           ĐHM, Bí mật 2012

LỬA TÌNH TAM MUỘI
                                                   Đặng Hà My

Rồi cũng vuốt hương trần nơi xứ lạ
Rồi cũng mơ nụ tuyết trắng gió bay
Đêm biệt chồi điểm huyệt từng kẽ lá
Chợt khe nào nứt toác nụ cười ta

Trăng giăng màn
Đỏ chớp lòa mắt quỉ
Bốn đốm hoa cưỡng bức mấy chân thành
Nắng ngủ mê
Quờ tay chiều mỏi mệt
Ta ủ ê
Hoàng hôn dỗ bóng về

Mượn tình hèn chua chát giấu tim đen
Chán qủa tu
Một hôm ta cấm khẩu
Chốn ao tù
Cá lật mình bơi ngửa
Rồng ấp mây thăng thiên giữa nat sa

Lời cụ Khổng dạy tam tòng tứ đức
Trời lơ phơ
Dằn mặt phận má đào
Lũ vịt trời trôi trên dòng sông mực
Dải Ngân Hà rụng trắng một mùa sao

Đêm soi gương thấy cả lê cả lựu
Thấy ông trăng nhòa nhoạng với đèn hoa
Tình nhập ma
Thinh không về tẩu hỏa
Gõ cửa chùa
Xin vấn nạn duyên thừa

Rượu nồng cay rưới vào tim lướt khướt
Bóng yêu kiều mềm oặt chốn phù không
Đành cầm lòng
Đốt lửa Tình Tam Muội
Gió Bồ đề có thổi hết tàn tro?

           ĐHM, bí mật 2012

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Nhân 49 ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hình ảnh: LẠI CHUYỆN ĐẠI TƯỚNG VÀ CÂU HỎI TẠI SAO (nhân giỗ 49 ngày của Đại tướng)
                                                      Đặng Hà My

Thấy có cái tít giật là: Trời sinh ra Võ Nguyên Giáp để làm gì?
Hình như ngày xưa có ai cũng đã nói: Trời sinh ra Du để làm gì?
Cũng có những câu hỏi đại loại thế, rồi mọi người tự biên tự diễn.
Cái thời hết bố chuyện trên trời dưới biển, nói thì cứ nói, biển vẫn thế, ngày hai lượt trầy trượt với triều cường…

Những cuộc thí quân được so sánh với sự cân bằng dân số chỉ cần cả Paris một đêm làm tình, kiểu an ủi thật hài hước, chột dạ bùi ngùi.
 Hay chuyện Hitler tỉ thí bao nhiêu người Do Thái, có lẽ họ tự ti với cái đầu của chính họ, chứ không phải sợ người Do Thái thông minh hơn họ. 
Người Đức biết đó là sự độc ác, nhưng trong tâm thức sâu thẳm của họ có phủ nhận Hitler không thuộc dòng Germany?

Ở đời muốn được cái gì, thì cũng phải mất cái gì. 
 Muốn có độc lập, muốn có tự hào dân tộc mà không mất cái gì. Nghe cứ như đấm vào tai.
Chuyện hệ trọng. Chỉ có điều tướng nào dốt thì làm chết nhiều quân, tướng nào giỏi thì quân ngoẻo ít.
 Chiến tranh thế giới I, II kèm theo bao nhiêu oai hùng cũng vẫn nhắc tới, hy sinh trở nên thần thánh cũng phải thôi. 
Ông tạo hóa sắp xếp thế nào chứ đến chuyện đơn giản như sinh sôi nảy nở, trẻ con lọt lòng mẹ ra trên đầu đứa nào cũng dính tí máu từ vỏ bọc bào thai chứ lấy đâu ra vòng hào quang hay nguyệt quế.

Chuyện Đại tướng im lặng, đó là chuyện của cụ.
Có cô gái khóc nức nở vỗ vào mặt người yêu và hỏi: Tại sao anh không cưới em?
Cái anh kia chỉ biết ngậm hạt thị chứ bảo dám giả nhời. 
Người đã viết nên cả một trang sử dài dằng dặc thế mà hỏi Tại sao, thiết nghĩ câu ấy chính là cụ đã tự hỏi mình và câu trả lời là đám tang lịch sử ấy.

Tại sao “truyền „ để thành “thuyết„ cũng tự nhiên nhập, như cái dớp của thời đại nhuốm màu huyền sử. 
Mẹ cha Âu cơ nhà mình cũng phải chia chác cho 100 người, kẻ coi trên núi, kẻ trông dưới biển. 
Chuyện buông tay cho lũ con tự quản là điều quá dễ hiểu.
Con cháu quản thế nào đó lại là chuyện bánh xe lịch sử, qua bĩ cực rồi có đến thái lai? Tự hỏi nhau chứ sao lại hỏi cụ Giáp? 
Người đã đồng hành ăn cơm Viêt, sống cả hơn một thế kỷ mà bảo không biết, hay cụ làm sao để bị ém như vậy?
Mũi tẹt da vàng nòi mình. Anh hùng đất nào sinh ra từ đất ấy. Người của ngô khoai sắn lớn lên và nhận thức từ những miếng ăn đậm màu sắc bản xứ.
Cái biết truyền vào hết lòng dân đấy à.
Chiến công cuối cùng, ai ca ngợi, ai không ca ngợi thì nó vẫn hiển hiện. 
Có phải nỗi niềm của người dân đang mất một điểm tựa, mất phương hướng đi về tương lai.

Khoan hãy nhắc đến những bức xúc trong lòng bởi những điều tế nhị khác.
Một đám tang cả triệu người tự nguyện gác hết công việc lại và đằm xuống, dường như không còn xuất hiện cái ác, chỉ có những lòng Nhân rộng mở.
Dân ngoan khi có tướng tài. Ai sẽ nắm và giữ mãi được khoảnh khắc hiền đến ngác ngơ nhất của dân vào lúc ấy. 

Người người hiền vĩnh viễn ra đi , những ngày mặc niệm bỗng dường như thanh bình, có thể trong những triệu người kia sẽ có những kẻ chợt giật mình nhìn lại tội lỗi của mình chăng.
 Cái ngấm thuốc từ ống xi lanh truyền vào huyết mạch nhanh hơn những viên thuốc kê mãi chẳng đúng toa.

Tôi có xem một đoạn video các cháu thiếu nhi viết dòng lưu bút tại sân nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, có một số phản hồi là các cô giáo cứ “diễn„, chứ các cháu biết gì. 
Đến ngốc như tôi mà năm ba tuổi bị mẹ đánh cho mấy roi quắn đít còn nhớ như in.
Đừng nói là các cháu không biết gì, không biết mà biết đi học, biết ngồi trang nghiêm bên quyển nhật ký, ít nhiều các cháu cũng lờ mờ hiểu một điều là chúng đang cùng người lớn làm những khái niệm nhân tính chứ không phải nhồi bằng những quyển sách giáo khoa mà chính những người biên soạn chưa chắc đã thấu đáo, hay những phong trào Học như Hành - vô tội vạ bằng đủ kiểu học thêm vẫn diễn ra từng ngày từng giờ như sức ép hữu hình mà như vô hình.
Tôi thích cái tình trong veo ấy hơn là thấy giáo sư VK đi cùng đoàn người đến viếng Đại tướng và ghi lưu bút.

Vừa hôm nào nhìn thấy ảnh Đại tướng trong phòng khách nhà mình, có cả mẹ tôi trong bức hình đó,  chuyện ấy cũng là bình thường mà sống mũi thấy cay cay.
Nhưng tại sao lại có bức ảnh ấy?
Bởi khi còn công tác mẹ tôi làm bên UB dân số kế hoạch hóa gia đình của thành phố. Vị tướng tài của cả một dân tộc giờ lại đồng nghiệp với những “kế hoạch„ hoàn toàn xa lạ với mình.

Những cuộc chiến đã đi qua. Bây giờ thử hỏi có chiến tranh liệu mấy ông mồm to có dám mang con cái mình ra tỉ thí?
Ngày xưa có anh họa sĩ nghèo bán cả ngôi nhà đi để mua tặng người yêu 
999 đóa hoa, dẫu là thật giả thì nó cũng tự dưng chui vào tâm thức người ta. Bây giờ toàn gom mây với gió kết tủa thành lâu đài.
 
Thôi nói chi nữa, thế là xong đời!
Hồn có khôn thiêng, soi thấy can tâm
Từ nay thiên hạ, ai kẻ tri âm?
Than ôi! Thương thay!- PKB

Hê hê, giờ tìm những chiến sĩ dũng mãnh như ngày xưa chắc chỉ qua vùng dân tộc hỏi ông Phàng Vàng Sao. Nghe đâu thời bình gác súng lại, bố mày đi đòi đất mà đứng giương huân chương khẩu hiệu cơm nắm muối vừng tới 20 năm cùng 5 tạ đơn và 5kg dấu đỏ cũng đếch được tặng thêm chiếc huân chương nào. 

Thế mới biết, cái im lặng của cụ Giáp muôn ngàn lý do, ai muốn con cháu mình đầu rơi máu chảy lần nữa, đã quá đủ.
                                                            
ĐHM Tháng 21.11.2013
Mẹ mình đứng sau Đại tướng, NSND Tường Vi và cụ Cao Hồng Lãnh (cựu bt BNG)



LẠI CHUYỆN ĐẠI TƯỚNG VÀ CÂU HỎI TẠI SAO (nhân giỗ 49 ngày của Đại tướng)
                                                                  Đặng Hà My

Thấy có cái tít giật là: Trời sinh ra Võ Nguyên Giáp để làm gì?
Hình như ngày xưa có ai cũng đã nói: Trời sinh ra Du để làm gì?
Cũng có những câu hỏi đại loại thế, rồi mọi người tự biên tự diễn.
Cái thời hết bố chuyện trên trời dưới biển, nói thì cứ nói, biển vẫn thế, ngày hai lượt trầy trượt với triều cường…

Những cuộc thí quân được so sánh với sự cân bằng dân số chỉ cần cả Paris một đêm làm tình, kiểu an ủi thật hài hước, chột dạ bùi ngùi.
Hay chuyện Hitler tỉ thí bao nhiêu người Do Thái, có lẽ họ tự ti với cái đầu của chính họ, chứ không phải sợ người Do Thái thông minh hơn họ.
Người Đức biết đó là sự độc ác, nhưng trong tâm thức sâu thẳm của họ có phủ nhận Hitler không thuộc dòng Germany?

Ở đời muốn được cái gì, thì cũng phải mất cái gì.
Muốn có độc lập, muốn có tự hào dân tộc mà không mất cái gì. Nghe cứ như đấm vào tai.
Chuyện hệ trọng. Chỉ có điều tướng nào dốt thì làm chết nhiều quân, tướng nào giỏi thì quân ngoẻo ít.
Chiến tranh thế giới I, II kèm theo bao nhiêu oai hùng cũng vẫn nhắc tới, hy sinh trở nên thần thánh cũng phải thôi.
Ông tạo hóa sắp xếp thế nào chứ đến chuyện đơn giản như sinh sôi nảy nở, trẻ con lọt lòng mẹ ra trên đầu đứa nào cũng dính tí máu từ vỏ bọc bào thai chứ lấy đâu ra vòng hào quang hay nguyệt quế.

Chuyện Đại tướng im lặng, đó là chuyện của cụ.
Có cô gái khóc nức nở vỗ vào mặt người yêu và hỏi: Tại sao anh không cưới em?
Cái anh kia chỉ biết ngậm hạt thị chứ bảo dám giả nhời.
Người đã viết nên cả một trang sử dài dằng dặc thế mà hỏi Tại sao, thiết nghĩ câu ấy chính là cụ đã tự hỏi mình và câu trả lời là đám tang lịch sử ấy.

Tại sao “truyền „ để thành “thuyết„ cũng tự nhiên nhập, như cái dớp của thời đại nhuốm màu huyền sử.
Mẹ cha Âu cơ nhà mình cũng phải chia chác cho 100 người, kẻ coi trên núi, kẻ trông dưới biển.
Chuyện buông tay cho lũ con tự quản là điều quá dễ hiểu.
Con cháu quản thế nào đó lại là chuyện bánh xe lịch sử, qua bĩ cực rồi có đến thái lai? Tự hỏi nhau chứ sao lại hỏi cụ Giáp?
Người đã đồng hành ăn cơm Viêt, sống cả hơn một thế kỷ mà bảo không biết, hay cụ làm sao để bị ém như vậy?
Mũi tẹt da vàng nòi mình. Anh hùng đất nào sinh ra từ đất ấy. Người của ngô khoai sắn lớn lên và nhận thức từ những miếng ăn đậm màu sắc bản xứ.
Cái biết truyền vào hết lòng dân đấy à.
Chiến công cuối cùng, ai ca ngợi, ai không ca ngợi thì nó vẫn hiển hiện.
Có phải nỗi niềm của người dân đang mất một điểm tựa, mất phương hướng đi về tương lai.

Khoan hãy nhắc đến những bức xúc trong lòng bởi những điều tế nhị khác.
Một đám tang cả triệu người tự nguyện gác hết công việc lại và đằm xuống, dường như không còn xuất hiện cái ác, chỉ có những lòng Nhân rộng mở.
Dân ngoan khi có tướng tài. Ai sẽ nắm và giữ mãi được khoảnh khắc hiền đến ngác ngơ nhất của dân vào lúc ấy.

Người người hiền vĩnh viễn ra đi , những ngày mặc niệm bỗng dường như thanh bình, có thể trong những triệu người kia sẽ có những kẻ chợt giật mình nhìn lại tội lỗi của mình chăng.
Cái ngấm thuốc từ ống xi lanh truyền vào huyết mạch nhanh hơn những viên thuốc kê mãi chẳng đúng toa.

Tôi có xem một đoạn video các cháu thiếu nhi viết dòng lưu bút tại sân nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, có một số phản hồi là các cô giáo cứ “diễn„, chứ các cháu biết gì.
Đến ngốc như tôi mà năm ba tuổi bị mẹ đánh cho mấy roi quắn đít còn nhớ như in.
Đừng nói là các cháu không biết gì, không biết mà biết đi học, biết ngồi trang nghiêm bên quyển nhật ký, ít nhiều các cháu cũng lờ mờ hiểu một điều là chúng đang cùng người lớn làm những khái niệm nhân tính chứ không phải nhồi bằng những quyển sách giáo khoa mà chính những người biên soạn chưa chắc đã thấu đáo, hay những phong trào Học như Hành - vô tội vạ bằng đủ kiểu học thêm vẫn diễn ra từng ngày từng giờ như sức ép hữu hình mà như vô hình.
Tôi thích cái tình trong veo ấy hơn là thấy giáo sư VK đi cùng đoàn người đến viếng Đại tướng và ghi lưu bút.

Vừa hôm nào nhìn thấy ảnh Đại tướng trong phòng khách nhà mình, có cả mẹ tôi trong bức hình đó, chuyện ấy cũng là bình thường mà sống mũi thấy cay cay.
Nhưng tại sao lại có bức ảnh ấy?
Bởi khi còn công tác mẹ tôi làm bên UB dân số kế hoạch hóa gia đình của thành phố. Vị tướng tài của cả một dân tộc giờ lại đồng nghiệp với những “kế hoạch„ hoàn toàn xa lạ với mình.

Những cuộc chiến đã đi qua. Bây giờ thử hỏi có chiến tranh liệu mấy ông mồm to có dám mang con cái mình ra tỉ thí?
Ngày xưa có anh họa sĩ nghèo bán cả ngôi nhà đi để mua tặng người yêu
999 đóa hoa, dẫu là thật giả thì nó cũng tự dưng chui vào tâm thức người ta. Bây giờ toàn gom mây với gió kết tủa thành lâu đài.

Thôi nói chi nữa, thế là xong đời!
Hồn có khôn thiêng, soi thấy can tâm
Từ nay thiên hạ, ai kẻ tri âm?
Than ôi! Thương thay!- PKB

Hê hê, giờ tìm những chiến sĩ dũng mãnh như ngày xưa chắc chỉ qua vùng dân tộc hỏi ông Phàng Vàng Sao. Nghe đâu thời bình gác súng lại, bố mày đi đòi đất mà đứng giương huân chương khẩu hiệu cơm nắm muối vừng tới 20 năm cùng 5 tạ đơn và 5kg dấu đỏ cũng đếch được tặng thêm chiếc huân chương nào.

Thế mới biết, cái im lặng của cụ Giáp muôn ngàn lý do, ai muốn con cháu mình đầu rơi máu chảy lần nữa, đã quá đủ.

ĐHM Tháng 21.11.2013

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

NGUYỆT NƯƠNG

NGUYỆT NƯƠNG 
May 7, 2013 2:51 PMPublicPageviews 4027


 

---------------------------


NGUYỆT NƯƠNG 
 NGUYỆT NƯƠNG 1

   Đặng Hà My



Đêm trầm hương
Lay mắt thủy ngân
Cáo giấu đuôi
Chín mảnh hồng trần
Tóc tơ vương xòa bung bờm gió
Tiên hồ mắc nợ yêu đương


Lòng chán chường
Cung đường khất thực
In lên mây má thắm môi hường
Tình chắn lá trong lòng oi bức
Mát ở đâu?
Hồ vắng
Trăng xanh...



Nợ nhân gian
Thất thố bao lần
Cáo ba năm quay vòng núi cũ
Đầu mỏi mệt tìm chi chốn lạ?
Mộng trên đời phai dấu
Hóa tinh



Cõi đi
Muôn nẻo rập rình
Lối về
Thiên thu chớp mắt
Tiên hồ lúng liếng
Phù du...
--------



 NGUYỆT NƯƠNG 2


Mộng hương trần vấn tóc loang mê đắm

Em Nhiên Sơ hiển hiện gót mây kiêu

Nắng trong nắng
Gió lùa cọc biếc
Đâm vào da
Lột trắng vú mây
Đường cung kinh
Lũng xưa cụt nẻo
Vọng dậy thì
Kết tội đuôi si

Lan hoa gấm
Gương chầu lụa thắm
Địa đàng trăng nở sóng rắc bùa
Bến Tây Hồ mơ oải giấc trưa
Gió lướt ván
Lộc vừng xanh ngủ ngái

Sóng động cỡn
Ban quyền uy khờ dại
Lộ sen trần

Mê tướt lưỡi ái ân

Điểm linh hiển
Lùa khuông trời du mị
Hai cõi lòng
Ngạ quỉ cũng thong dong

Cáo chín đôi đứng hát bài cổ kính
Vua đa tình
Theo thuyền rượt bóng trinh
Đêm ngơ ngác tiếng ghi ta run rẩy
Sao hồ như
Tuyệt tác bỏ bên trời…


                

.
 Đặng Hà My, Hồ Tây 2013
  • PHẠM BÁ CHIỂU
    Không thể đẹp hơn!
    • nam phong
      Bung ra, để lộ ngực trần
      Phần con để lại, phần chồng giấu đi
      Trên đời, bạo nhất Hà My
      Đông Tây Kim Cổ cho đi về trời....
      • LAM
        • LAM
        • May 12, 2013 9:41 PM
        http://vophubong.blogspot.com/
        • LAM
          • LAM
          • May 12, 2013 9:38 PM
          Mây xưa về dỗ nắng tà,
          Em xưa giấc ngủ thềm hoa hững hờ.
          Trăng tà chếch bóng hiên thơ,
          Bên hoa dưới nguyệt mộng hồ ly xưa.
          • DIZIKIMI
            ĐỌC NGUYÊT NƯƠNG 1&2
            Nguyệt nương thất thổ bao lần
            Bao giờ cáo mới dần dần thành tinh?
            Đường trần dù chậm dù nhanh
            Nàng Trăng vẫn sáng long lanh Tây hồ
            Cất lên hai khúc tình thơ
            Nhiên Sơ thưở ấy bây giờ là đây
          • HOA TULIP
            Bái phục!
            • Đặng Hà My
              Gì mới được, gọi SG không về, ghét
          • Cá Gỗ
            Về HN bên Hồ Tây có khác. Một bài tự sự cô liêu mà kiêu bạc, một bài day dứt những nỗi niềm. Chung qui cũng chỉ vì đã bị... "Hoá tinh"
            • Đặng Hà My
              Lảo này liều nhỉ, dám còm những hai bài. cứ như hiểu lắm!
            • HOA TULIP
              Lão í không hỉu thì ai hỉu, Nipem cứ bám theo lão hóng để hỉu My đới 

          Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

          Ca khúc HÃY ĐI VỀ PHÍA ANH- Thơ: Đặng Hà My, nhạc: Quang Hiển

          Ca khúc HÃY ĐI VỀ PHÍA ANH- Thơ: Đặng Hà My, nhạc: Quang Hiển
          Apr 14, 2013 1:18 AMPublicPageviews 77317
           

          Cùng nhạc sĩ Quang Hiển và Thủy Hướng Dương bên Hồ Trúc Bạch, HN.
          .

          ------
          Hãy Đi về phía anh
          Thơ: Đặng Hà My, nhạc: Quang Hiển, ca sĩ: Ánh Tuyết
          .
          Sao em không khóc?
          Khi hoàng hôn tím lịm bên trời
          Khi gió đêm cào rách mặt người
          Mây đen xé tung vòng tóc
          .
          Sao em không khóc…
          Trong nỗi đau cuộn sóng lênh đênh
          Sẹo đời loang dài cỏ mọc
          Cây sầu ngàn nhánh buồn tênh
          .
          Thì hãy về phía anh
          Nơi bình yên có mùa hoa lưu ly đỏ
          Có mái rêu thành cổ
          Có cô gái ngày xưa nhón gót điệu ValseNơi lặng lẽ
          chắt chiu từng giọt nhạc

          đổ về em từ Cố đô hóa đá
          Gom vết son trầm
          Anh vẽ lại nụ cười Em.
          .
          Hãy đi về phía Anh
          Về phía anh..và…
          -
          (Bài thơ này là tâm sự sau một chuyện tình buồn của một người đẹp với một nhạc sĩ.)
          .
          Đặng Hà My viết ngày 02.02.2012
          ----

           
          • Ong rừng
            Gom vết son trầm- Anh vẽ lại nụ cười em. Hay thế nhưng lời hát sửa...Gom vết lăn trần...chị ko hiểu?
            Thích giọng Bảo Yến. NGHE.
            • Ong rừng
              Úi....cô nhỉ này hìnhnhư nổi tiếng rồi, hôm trước Bảo Yến hát, hôm nay Ánh Tuyết ( chị lớ xớ xó hồ lại lười cập nhật). Thế mà chị cứ véo von, nó ngồi ngay hồ Trúc bạch? Ui Zời...bên này hồ hẳn xa? NGHE.
              • Cá Gỗ
                Lão ghét số 14 nên mần thêm phát
                • Á Nguyễn Văn
                  Lâu lắm mới ghé vào Yahoo blob, không ngờ ĐHM vẫn giữ được nơi này, chúc mừng
                  Công bằng mà nói bài hát này không có gì nổi trội, giai điệu đều đều chưa có những cao trào, thắt nút, một vài đoạn còn bị gượng ép theo câu từ thơ. Nếu xếp loại thì cũng vào dạng nhàng nhàng chưa có nét đặc sắc để có thể được công chúng đón nhận rộng rãi. Ca sỹ Ánh Tuyết cũng chưa thể hiện tốt bài hát này, có nhiều chỗ bị hụt hơi, nhất là đoạt kết.
                  Mình cũng có nghe một số bài hát do các NS (chuyên và không chuyên) phổ nhạc thơ ĐHM nhưng thấy chỉ một vài bài đạt, kể cả những bài do các ns nổi tiếng như Nguyễn Trọng Tạo hay Nguyễn Thụy Kha ...(Lời cho dế, Khúc du ca của dế) cũng chỉ được gọi là bài hát mà thôi chứ sẽ chưa đủ sức được công chúng đón nhận. Tất nhiên để làm được một bài hát được đón nhận thì nhạc sỹ có những phút xuất thần, những cảm xúc trào dâng thì mới có những tác phẩm để đời. Bác Tạo nổi tiếng làm rất nhiều bài hát cũng chỉ để cho đời 2 bài là Làng quan họ quê tôi và Khúc hát sông quê..
                  Lâu không ghé thăm HM lại ném đã hơi nhiều, mong chủ nhân thông cảm nhé
                  • Đặng Hà My
                    Ô bạn này sao biết lắm thế nhỉ? Hóa ra cậu là ai vậy? Tks đã chia sẻ nhé.
                  • Cá Gỗ
                    Bác Á này tài nhỉ, mình chưa được nghe 2 bài dế hát của 2 vị Ns tên tuổi kia nên chả biết thế nàoCòn bài này của bác Quang Hiển tuy chưa phải là xuất sắc nhưng với lão Cá thì thấy ô sờ ke
                  • Ban Mai
                    chia se cung chi
                  • Cỏ
                    • Cỏ
                    • Apr 16, 2013 11:04 AM
                    Ơ... Sao trước đây Cỏ anh chưa đọc được bài này nhỉ?  Hay quá xá là hay  Mà... Nhạc Sĩ Quang Hiển có phải là Nhạc Sĩ đã phổ PHỐ GỌI ĐÊM VÀO PHỐ từ bài thơ CÀ PHÊ CHIỀU YÊN PHỤ của em gái:
                    "...
                    Phố cũ
                    Quán xưa
                    Buổi chiều lơ đễnh
                    Nắng nhạt màu
                    Gió đã heo may
                    Lá lạnh gầy
                    Đường rộn ràng
                    Tựa hồ rêu phủ
                    Câu hát quen
                    Giọt cafe thì lạ
                    Mơ hồ
                    Tí tách nhớ quên
                    ..."
                    y như là Nhạc Sĩ Lê Mây mới đây, có phải không? 
                    Thích nhất giai điệu cùng giọng hát của Ca Sĩ ở chỗ này:
                    Sao em không khóc…
                    Trong nỗi đau cuộn sóng lênh đênh
                    Sẹo đời loang dài cỏ mọc (cái chữ cỏ... ngân lên nghe đắt địa, nghe... thương ơi là thương, hehe... )
                    Cây sầu ngàn nhánh buồn tênh
                    ...
                    và ở chỗ này nữa:
                    Gom vết lăn trần
                    Anh ghép thành vô tận nụ cười em...
                    Hay quá á! 
                    • Cá Gỗ
                      Phải công nhận bác Quang Hiển rất trau chuốt bài này. He he, rất nhiều người thích bài hát này, nhưng không hiểu sao tớ lại không thíck bằng Cà phê chiều Yên phụ của bác Lê Mây. Bài này giai điệu mượt nhưng nó cứ đều đều không nhiều điểm nhấn Cỏ ạ
                    • Đặng Hà My
                      @Cỏ: Bài này có đăng rồi, nhưng em lấy tựa là Sao em không khóc. ns QH không phải là Lê Mây anh ạ.
                      @ Cá: tâm hồn cũng nhiều khi đâu có đồng nhất, ví dụ như tớ thì yêu bài: Hà Nội ơi, hoặc Hà Nội khắc khoải trong em lắm chẳng hạn.
                    • Cỏ
                      • Cỏ
                      • Apr 18, 2013 3:02 PM
                      Ơ... Thế chứ anh có bẩu Bác Quang Hiển với lại Bác Lê Mây là một bâu giờ đâu?  Đọc lại cái còm-men của anh cái coi nào  Hồi xưa anh đã chẳng vi..
                    • HOA TULIP
                      Trí nhớ của Cỏ huynh thật đáng gờm. Cho cái icon lạy nhé! 
                    • Cá Gỗ
                      He he, chị My xin lỗi anh Cỏ ngay đi, thật đúng là...
                  • Trang
                    • Trang
                    • Apr 15, 2013 12:41 PM
                    Hay quá chị ơi 
                    • Đặng Hà My
                      Tks, chúc bạn vui nhiều nhé
                  • LAO NGUYÊN
                    rất hay.
                  • Nguyễn Ngọcthơ
                    Hay.chúc mừng DHM.
                  • candy
                    • candy
                    • Apr 15, 2013 2:10 AM
                    EM THÍCH BÀI NÀY LẮM CHỊ MY ƠI,PHỔ K GƯỢNG GẠO CHÚT NÀO HẾT,RẤT MƯỢT MÀ
                    • Đặng Hà My
                      Cảm ơn CDy, chúc luôn vui nhé
                  • Cá Gỗ
                    He he, THD cứ nhìn thấy giai là cười gượng gạo ngay
                    • Cỏ
                      • Cỏ
                      • Apr 18, 2013 2:48 PM
                      Còn cứ nhìn thấy lão Cá là... hùng hổ muốn ăn tươi nuốt sống  Hehe...
                    • Cá Gỗ
                      He he, được THD ăn tươi hay ăn héo gì cũng Ô cái con sờ kê cà dái dê Cỏ ạ
                    • Cỏ
                      • Cỏ
                      • Apr 20, 2013 9:10 AM
                      Ô cái con sờ kê cà dái dê  Đúng của nó phải là... Ô cái con sờ kê quả cà dế dê  - dế chứ không phải dai  Lão Cá sử dụng đã không trả xiền b..
                  • HOA TULIP
                    Điện Cỏ Cá bình riêng hem được TEM đâu nhá, Nipem TEM!!!!!!!!!!!!!!
                    • Cá Gỗ
                      He he, Út LÍP ơi, lão Cá xưa nay hành xử đàng hoàng chả có gì mà BLR cả, lão thích thì bày tỏ thích, lão ghét thì bày tỏ ghét công khai luônchắc của lão Cỏ với lão Điện đấy
                    • Cỏ
                      • Cỏ
                      • Apr 16, 2013 11:12 AM
                      Ẹc...  Cái @Út Níp này  Đã ra rả đến mức sém gần đứt hơi ở cần cổ để bẩu với Út rằng là huynh không có bao giờ BLR gì  Huynh chỉ biết có mỗi 2 cách bình, đó là: Bình Luận công khai, và Bình Luận... Rác mà thôi, hehe...  Nói hoài rồi mà Út cứ lì lì ra không chịu hiểu  Oánh đòn tét mông cho giờ 
                    • Đặng Hà My
                      Mà cỏ anh chối làm gì, cứ nhận bừa đi cho khỏi đứt hơi
                    • HOA TULIP
                      Cỏ huynh ơi! bình của huynh thành " rác" ùi kìa! 
                    • Cỏ
                      • Cỏ
                      • Apr 19, 2013 1:34 PM
                      Huhu...  Chị My bênh lão Cá, chị My ưu ái lão í cho nên... kiểm duyệt, cho nên chặn không cho hiển thị cái "bình" của huynh Út ới, huhu... . Đây, đại loại nó nh thế này này:
                      "Em gái nếu thuyết phục được lão Cá nhận là có vào ra kín đáo BLR, thì Cỏ anh cũng "xẽ" xẵn xàng can đảm dũng cảm đứng ra nhận bừa cho nó khỏi... đứt hơi, chứ mà sáp đứt tới nơi roài, huhu... 
                      Út phụ giúp huynh một vai vác mấy cái đống cỏ khô sang chất bên đây. Tiện thể bỏ theo cái hộp diêm Ruốc-B tặng cho hôm nọ, nhớ! Huynh muốn... đốt cái nhà ni quớ, huhu... 
                    • Cá Gỗ
                      He he, có chết cũng không khai là đang nằm trong đống rơm, lão Cỏ lão í biết lão quẹt khu, í chết quẹt diêm đốt phéng thì cháy trụi lông, í quên râu cá trê thì còn mỗi cà dái dê thôi à, à mà cà cũng cháy sém thôi thì chỉ để mần mồi nhậu thôi
                  • MAI THANH
                    Ca khúc hay: Thiết thao, da diết - dáng dấp nhạc Phú Quang! Trong mọi trường hợp, thơ làm điểm tựa cho nhạc; nhạc nâng cánh cho thơ!
                    • Trang

                    • Trang

                  Bài nhiều người xem