Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Nhân 49 ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hình ảnh: LẠI CHUYỆN ĐẠI TƯỚNG VÀ CÂU HỎI TẠI SAO (nhân giỗ 49 ngày của Đại tướng)
                                                      Đặng Hà My

Thấy có cái tít giật là: Trời sinh ra Võ Nguyên Giáp để làm gì?
Hình như ngày xưa có ai cũng đã nói: Trời sinh ra Du để làm gì?
Cũng có những câu hỏi đại loại thế, rồi mọi người tự biên tự diễn.
Cái thời hết bố chuyện trên trời dưới biển, nói thì cứ nói, biển vẫn thế, ngày hai lượt trầy trượt với triều cường…

Những cuộc thí quân được so sánh với sự cân bằng dân số chỉ cần cả Paris một đêm làm tình, kiểu an ủi thật hài hước, chột dạ bùi ngùi.
 Hay chuyện Hitler tỉ thí bao nhiêu người Do Thái, có lẽ họ tự ti với cái đầu của chính họ, chứ không phải sợ người Do Thái thông minh hơn họ. 
Người Đức biết đó là sự độc ác, nhưng trong tâm thức sâu thẳm của họ có phủ nhận Hitler không thuộc dòng Germany?

Ở đời muốn được cái gì, thì cũng phải mất cái gì. 
 Muốn có độc lập, muốn có tự hào dân tộc mà không mất cái gì. Nghe cứ như đấm vào tai.
Chuyện hệ trọng. Chỉ có điều tướng nào dốt thì làm chết nhiều quân, tướng nào giỏi thì quân ngoẻo ít.
 Chiến tranh thế giới I, II kèm theo bao nhiêu oai hùng cũng vẫn nhắc tới, hy sinh trở nên thần thánh cũng phải thôi. 
Ông tạo hóa sắp xếp thế nào chứ đến chuyện đơn giản như sinh sôi nảy nở, trẻ con lọt lòng mẹ ra trên đầu đứa nào cũng dính tí máu từ vỏ bọc bào thai chứ lấy đâu ra vòng hào quang hay nguyệt quế.

Chuyện Đại tướng im lặng, đó là chuyện của cụ.
Có cô gái khóc nức nở vỗ vào mặt người yêu và hỏi: Tại sao anh không cưới em?
Cái anh kia chỉ biết ngậm hạt thị chứ bảo dám giả nhời. 
Người đã viết nên cả một trang sử dài dằng dặc thế mà hỏi Tại sao, thiết nghĩ câu ấy chính là cụ đã tự hỏi mình và câu trả lời là đám tang lịch sử ấy.

Tại sao “truyền „ để thành “thuyết„ cũng tự nhiên nhập, như cái dớp của thời đại nhuốm màu huyền sử. 
Mẹ cha Âu cơ nhà mình cũng phải chia chác cho 100 người, kẻ coi trên núi, kẻ trông dưới biển. 
Chuyện buông tay cho lũ con tự quản là điều quá dễ hiểu.
Con cháu quản thế nào đó lại là chuyện bánh xe lịch sử, qua bĩ cực rồi có đến thái lai? Tự hỏi nhau chứ sao lại hỏi cụ Giáp? 
Người đã đồng hành ăn cơm Viêt, sống cả hơn một thế kỷ mà bảo không biết, hay cụ làm sao để bị ém như vậy?
Mũi tẹt da vàng nòi mình. Anh hùng đất nào sinh ra từ đất ấy. Người của ngô khoai sắn lớn lên và nhận thức từ những miếng ăn đậm màu sắc bản xứ.
Cái biết truyền vào hết lòng dân đấy à.
Chiến công cuối cùng, ai ca ngợi, ai không ca ngợi thì nó vẫn hiển hiện. 
Có phải nỗi niềm của người dân đang mất một điểm tựa, mất phương hướng đi về tương lai.

Khoan hãy nhắc đến những bức xúc trong lòng bởi những điều tế nhị khác.
Một đám tang cả triệu người tự nguyện gác hết công việc lại và đằm xuống, dường như không còn xuất hiện cái ác, chỉ có những lòng Nhân rộng mở.
Dân ngoan khi có tướng tài. Ai sẽ nắm và giữ mãi được khoảnh khắc hiền đến ngác ngơ nhất của dân vào lúc ấy. 

Người người hiền vĩnh viễn ra đi , những ngày mặc niệm bỗng dường như thanh bình, có thể trong những triệu người kia sẽ có những kẻ chợt giật mình nhìn lại tội lỗi của mình chăng.
 Cái ngấm thuốc từ ống xi lanh truyền vào huyết mạch nhanh hơn những viên thuốc kê mãi chẳng đúng toa.

Tôi có xem một đoạn video các cháu thiếu nhi viết dòng lưu bút tại sân nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, có một số phản hồi là các cô giáo cứ “diễn„, chứ các cháu biết gì. 
Đến ngốc như tôi mà năm ba tuổi bị mẹ đánh cho mấy roi quắn đít còn nhớ như in.
Đừng nói là các cháu không biết gì, không biết mà biết đi học, biết ngồi trang nghiêm bên quyển nhật ký, ít nhiều các cháu cũng lờ mờ hiểu một điều là chúng đang cùng người lớn làm những khái niệm nhân tính chứ không phải nhồi bằng những quyển sách giáo khoa mà chính những người biên soạn chưa chắc đã thấu đáo, hay những phong trào Học như Hành - vô tội vạ bằng đủ kiểu học thêm vẫn diễn ra từng ngày từng giờ như sức ép hữu hình mà như vô hình.
Tôi thích cái tình trong veo ấy hơn là thấy giáo sư VK đi cùng đoàn người đến viếng Đại tướng và ghi lưu bút.

Vừa hôm nào nhìn thấy ảnh Đại tướng trong phòng khách nhà mình, có cả mẹ tôi trong bức hình đó,  chuyện ấy cũng là bình thường mà sống mũi thấy cay cay.
Nhưng tại sao lại có bức ảnh ấy?
Bởi khi còn công tác mẹ tôi làm bên UB dân số kế hoạch hóa gia đình của thành phố. Vị tướng tài của cả một dân tộc giờ lại đồng nghiệp với những “kế hoạch„ hoàn toàn xa lạ với mình.

Những cuộc chiến đã đi qua. Bây giờ thử hỏi có chiến tranh liệu mấy ông mồm to có dám mang con cái mình ra tỉ thí?
Ngày xưa có anh họa sĩ nghèo bán cả ngôi nhà đi để mua tặng người yêu 
999 đóa hoa, dẫu là thật giả thì nó cũng tự dưng chui vào tâm thức người ta. Bây giờ toàn gom mây với gió kết tủa thành lâu đài.
 
Thôi nói chi nữa, thế là xong đời!
Hồn có khôn thiêng, soi thấy can tâm
Từ nay thiên hạ, ai kẻ tri âm?
Than ôi! Thương thay!- PKB

Hê hê, giờ tìm những chiến sĩ dũng mãnh như ngày xưa chắc chỉ qua vùng dân tộc hỏi ông Phàng Vàng Sao. Nghe đâu thời bình gác súng lại, bố mày đi đòi đất mà đứng giương huân chương khẩu hiệu cơm nắm muối vừng tới 20 năm cùng 5 tạ đơn và 5kg dấu đỏ cũng đếch được tặng thêm chiếc huân chương nào. 

Thế mới biết, cái im lặng của cụ Giáp muôn ngàn lý do, ai muốn con cháu mình đầu rơi máu chảy lần nữa, đã quá đủ.
                                                            
ĐHM Tháng 21.11.2013
Mẹ mình đứng sau Đại tướng, NSND Tường Vi và cụ Cao Hồng Lãnh (cựu bt BNG)



LẠI CHUYỆN ĐẠI TƯỚNG VÀ CÂU HỎI TẠI SAO (nhân giỗ 49 ngày của Đại tướng)
                                                                  Đặng Hà My

Thấy có cái tít giật là: Trời sinh ra Võ Nguyên Giáp để làm gì?
Hình như ngày xưa có ai cũng đã nói: Trời sinh ra Du để làm gì?
Cũng có những câu hỏi đại loại thế, rồi mọi người tự biên tự diễn.
Cái thời hết bố chuyện trên trời dưới biển, nói thì cứ nói, biển vẫn thế, ngày hai lượt trầy trượt với triều cường…

Những cuộc thí quân được so sánh với sự cân bằng dân số chỉ cần cả Paris một đêm làm tình, kiểu an ủi thật hài hước, chột dạ bùi ngùi.
Hay chuyện Hitler tỉ thí bao nhiêu người Do Thái, có lẽ họ tự ti với cái đầu của chính họ, chứ không phải sợ người Do Thái thông minh hơn họ.
Người Đức biết đó là sự độc ác, nhưng trong tâm thức sâu thẳm của họ có phủ nhận Hitler không thuộc dòng Germany?

Ở đời muốn được cái gì, thì cũng phải mất cái gì.
Muốn có độc lập, muốn có tự hào dân tộc mà không mất cái gì. Nghe cứ như đấm vào tai.
Chuyện hệ trọng. Chỉ có điều tướng nào dốt thì làm chết nhiều quân, tướng nào giỏi thì quân ngoẻo ít.
Chiến tranh thế giới I, II kèm theo bao nhiêu oai hùng cũng vẫn nhắc tới, hy sinh trở nên thần thánh cũng phải thôi.
Ông tạo hóa sắp xếp thế nào chứ đến chuyện đơn giản như sinh sôi nảy nở, trẻ con lọt lòng mẹ ra trên đầu đứa nào cũng dính tí máu từ vỏ bọc bào thai chứ lấy đâu ra vòng hào quang hay nguyệt quế.

Chuyện Đại tướng im lặng, đó là chuyện của cụ.
Có cô gái khóc nức nở vỗ vào mặt người yêu và hỏi: Tại sao anh không cưới em?
Cái anh kia chỉ biết ngậm hạt thị chứ bảo dám giả nhời.
Người đã viết nên cả một trang sử dài dằng dặc thế mà hỏi Tại sao, thiết nghĩ câu ấy chính là cụ đã tự hỏi mình và câu trả lời là đám tang lịch sử ấy.

Tại sao “truyền „ để thành “thuyết„ cũng tự nhiên nhập, như cái dớp của thời đại nhuốm màu huyền sử.
Mẹ cha Âu cơ nhà mình cũng phải chia chác cho 100 người, kẻ coi trên núi, kẻ trông dưới biển.
Chuyện buông tay cho lũ con tự quản là điều quá dễ hiểu.
Con cháu quản thế nào đó lại là chuyện bánh xe lịch sử, qua bĩ cực rồi có đến thái lai? Tự hỏi nhau chứ sao lại hỏi cụ Giáp?
Người đã đồng hành ăn cơm Viêt, sống cả hơn một thế kỷ mà bảo không biết, hay cụ làm sao để bị ém như vậy?
Mũi tẹt da vàng nòi mình. Anh hùng đất nào sinh ra từ đất ấy. Người của ngô khoai sắn lớn lên và nhận thức từ những miếng ăn đậm màu sắc bản xứ.
Cái biết truyền vào hết lòng dân đấy à.
Chiến công cuối cùng, ai ca ngợi, ai không ca ngợi thì nó vẫn hiển hiện.
Có phải nỗi niềm của người dân đang mất một điểm tựa, mất phương hướng đi về tương lai.

Khoan hãy nhắc đến những bức xúc trong lòng bởi những điều tế nhị khác.
Một đám tang cả triệu người tự nguyện gác hết công việc lại và đằm xuống, dường như không còn xuất hiện cái ác, chỉ có những lòng Nhân rộng mở.
Dân ngoan khi có tướng tài. Ai sẽ nắm và giữ mãi được khoảnh khắc hiền đến ngác ngơ nhất của dân vào lúc ấy.

Người người hiền vĩnh viễn ra đi , những ngày mặc niệm bỗng dường như thanh bình, có thể trong những triệu người kia sẽ có những kẻ chợt giật mình nhìn lại tội lỗi của mình chăng.
Cái ngấm thuốc từ ống xi lanh truyền vào huyết mạch nhanh hơn những viên thuốc kê mãi chẳng đúng toa.

Tôi có xem một đoạn video các cháu thiếu nhi viết dòng lưu bút tại sân nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, có một số phản hồi là các cô giáo cứ “diễn„, chứ các cháu biết gì.
Đến ngốc như tôi mà năm ba tuổi bị mẹ đánh cho mấy roi quắn đít còn nhớ như in.
Đừng nói là các cháu không biết gì, không biết mà biết đi học, biết ngồi trang nghiêm bên quyển nhật ký, ít nhiều các cháu cũng lờ mờ hiểu một điều là chúng đang cùng người lớn làm những khái niệm nhân tính chứ không phải nhồi bằng những quyển sách giáo khoa mà chính những người biên soạn chưa chắc đã thấu đáo, hay những phong trào Học như Hành - vô tội vạ bằng đủ kiểu học thêm vẫn diễn ra từng ngày từng giờ như sức ép hữu hình mà như vô hình.
Tôi thích cái tình trong veo ấy hơn là thấy giáo sư VK đi cùng đoàn người đến viếng Đại tướng và ghi lưu bút.

Vừa hôm nào nhìn thấy ảnh Đại tướng trong phòng khách nhà mình, có cả mẹ tôi trong bức hình đó, chuyện ấy cũng là bình thường mà sống mũi thấy cay cay.
Nhưng tại sao lại có bức ảnh ấy?
Bởi khi còn công tác mẹ tôi làm bên UB dân số kế hoạch hóa gia đình của thành phố. Vị tướng tài của cả một dân tộc giờ lại đồng nghiệp với những “kế hoạch„ hoàn toàn xa lạ với mình.

Những cuộc chiến đã đi qua. Bây giờ thử hỏi có chiến tranh liệu mấy ông mồm to có dám mang con cái mình ra tỉ thí?
Ngày xưa có anh họa sĩ nghèo bán cả ngôi nhà đi để mua tặng người yêu
999 đóa hoa, dẫu là thật giả thì nó cũng tự dưng chui vào tâm thức người ta. Bây giờ toàn gom mây với gió kết tủa thành lâu đài.

Thôi nói chi nữa, thế là xong đời!
Hồn có khôn thiêng, soi thấy can tâm
Từ nay thiên hạ, ai kẻ tri âm?
Than ôi! Thương thay!- PKB

Hê hê, giờ tìm những chiến sĩ dũng mãnh như ngày xưa chắc chỉ qua vùng dân tộc hỏi ông Phàng Vàng Sao. Nghe đâu thời bình gác súng lại, bố mày đi đòi đất mà đứng giương huân chương khẩu hiệu cơm nắm muối vừng tới 20 năm cùng 5 tạ đơn và 5kg dấu đỏ cũng đếch được tặng thêm chiếc huân chương nào.

Thế mới biết, cái im lặng của cụ Giáp muôn ngàn lý do, ai muốn con cháu mình đầu rơi máu chảy lần nữa, đã quá đủ.

ĐHM Tháng 21.11.2013

2 nhận xét:

Bài nhiều người xem