Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Vĩnh biệt nhà văn Tô Hoài


Cầu mong chú Dế của nền văn học Việt Nam an nghỉ cõi vĩnh hằng. Mình thật may mắn khi tìm đến và được gặp cụ những ngày cuối đời, mặc dù "ai đó" cố tình lãng quên cụ trong đời thường khi cụ còn sống, nhưng các thế hệ yêu văn chương không thể quên một Dế mèn.
  Vĩnh biệt ông: 06.07.2014
-----------
Nhà văn Tô Hoài.

-Anh ơi! Anh ơi! ... ... ....Hụ.hu ... ... ...Anh cứu em ... ....hu ... ....hu
-Ðứa nào? Ðứa nào bắt nạt em?
- Thưa anh, bọn Nhện. Anh cứu ... .....Hu .....hu ... ....
Tôi sốt ruột:
- Nhện nào? Sao cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm sao mà cứu được chứ!
Nhà Trò kể:
- Năm trước, phải khi trời làm kém đói, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi , còn lại lủi thủi một mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bưa ăn cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao nhiêu năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũg chưa trả được. Nhện cứ
nhất định bắt trả nợ, Mấy bận Nhện đã đánh em. Hôm nau bọn Nhện chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đâỵ Ðứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếụ Ðời này không phải như thế.
Tô Hoài.
----
Chú Dế mèn đi phiêu lưu vào bệnh viện Việt Xô.
Ðặng Hà My

Sáng nay, theo chân cô bạn chúng tôi qua một ngõ nhỏ trong phố Trần Quốc Toản, thấy trước cửa nhà ông họ quạt chả, bán nem, khói mù mịt. Trong nhà đơn sơ, thanh đạm.
Biết tin ông đang nằm tại bv Hữu nghị Việt Xô.
Buổi chiều chúng tôi quay lại gặp bà, người bạn đời của ông. 
Người nhỏ nhắn, dáng vóc người Hà thành còn nhanh nhẹn, bà thoăn thoắt làm xong việc nhà, trước khi đi bà búi lại tóc và không quên lấy chút dầu bóng xoa lên mái tóc bàng bạc cho mượt lại, rồi nhanh nhảu hỏi tôi tên gì ở đâu, chồng con thế nào, chưa thì bà làm mối cho...Rồi lại xin lỗi hỏi bố mẹ cháu làm gì, quê ở đâu.
Biết bà quan tâm như vậy, tôi khai vanh vách như ngày xưa đang đi học mẹ tôi hay hỏi mấy chú bạn cùng lớp khi qua nhà tôi chơi, bao giờ cũng được thẩm tra cực kỳ chu đáo thế.

Chúng tôi cùng vào viện. Nhìn thấy ông đang nằm thiêm thiếp, các bác sĩ gọi là ông Dế Mèn.
Khi nghe nhắc tới tên cô bạn tôi, dù đang rất yếu nhưng ông vẫn cố mở mắt và gắng gượng chuyện trò, ông nhận xét cô bạn tôi: Trông cháu gầy hơn trước.

Tôi xúc động nhìn ông, một tên tuổi lớn trong giới văn chương Việt Nam. Nhớ những tác phẩm ông đã cống hiến cho XH, trong ấy có tác phẩm hầu như ai ai cũng biết là Dế mèn phiêu lưu ký, họ viết về ông thế này:

Ông mô tả về các con vật không ai có thể tả hay hơn. Đây là chú mèo
mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả. Lúc nào cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm”.
Còn cậu gà trống gi “bé nhỏ sống côi cút một thân, một mình” khi còn trẻ nhỏ. Ấy vậy mà lớn lên lại có “bộ mặt khinh khỉnh ta đây”. Đặc biệt là tính đa tình “có tật mê gái, như cái tính chung của loài gà - cả của loài người - khi mới lớn lên”. Với hạng gà và người này thì gã sẵn sàng bỏ nhà đi theo gái. Rồi lại bỏ người tình cũ ngay để “lần mò đi tìm một vài ái tình khác”.
Cái anh chàng gà chọi thì ôi thôi “nhất sinh chỉ có một nghề đi đánh lẫn nhau cho người ta xem” và như “lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay”. Là một anh hùng hảo hán, nhưng chàng chọi ta chẳng thiết gì đến con cái, trong đầu “chỉ đem những ý tình ma chuột”, hay thích “đi ve gái”. Oái oăm là khi gặp một cuộc bể dâu, họ nhà gà chết dần, chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm liệt nhưng rồi cũng ngoẻo, chỉ để lại “một mình chị mái già, ra lại vào, ngẩn ngơ”.
---
Chợt nghĩ tới lớp thế hệ của ông với Hoài Thanh, Hoài Chân.
Tô Hoài năm nay đã 94 tuổi xưa nay hiếm, là một trong những người cuối cùng bậc lão thành chứng kiến bao thăng trầm đổi thay của đất nước.

Hình như trong gương mặt mệt mỏi vì bệnh tật tuổi già kia vẫn ẩn chứa một sức sống mãnh liệt, bà Cúc vợ ông ghé tai ông nói:
- Ông chóng khỏe rồi mời các cháu đến chơi ở nhà nhé.
ông gật gật rồi lại nặng nhọc thở.
Thấy những ngón tay động đậy dưới tấm chăn, tôi khẽ mở chăn ra, dây dợ nhằng nhịt, họ đang truyền nước cho ông. Tôi giơ tay đỡ lấy tay ông, ông run run nắm lấy mấy ngón tay của tôi cử chỉ thân thiện gần gũi như một người ông, tôi nói với ông:
- Cháu ở bên nước ngoài về chơi, ngày còn nhỏ được đọc Dế Mèn mê lắm, bố mẹ cháu cũng được đọc ông từ khi bố mẹ cháu còn nhỏ đấy. 
Ông mỉm cười gật gật.

Trước khi từ biệt ra về, tôi nắm tay ông lần nữa, những ngón tay mong mỏng   thanh nhỏ như cây bút viết, tôi bảo:
- ông ơi, ông cố gắng khỏe để viết thêm tác phẩm nữa nhé, bây giờ sắp tết rồi, ngoài kia hoa đào đã nở rồi ông ạ, mùa xuân rồi đấy, ông về ăn tết ông nhé.
Thấy mặt ông rạng rỡ, lại gật đầu như một lời hẹn.

ĐHM, BV Việt Xô, HN 13.01.2014
-- 

4 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Nhớ Chị HM quá đi mất !
    Thế nên phải nhọc công tìm, chốn này chắc chỉ là 1 trang web, hiu quạnh ...
    Nhưng Blog đã hết thời hoàng kim, nên cũng chả khác gì. may mà còn chút lòng người lắng lại !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn PS ghé thăm, trong này giờ chỉ còn những người bạn yên bình đến và chia sẻ với nhau chút tình giữa cuộc đời ồn ào.

      Xóa

Bài nhiều người xem